Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cứ phải để dư luận lên tiếng, bộ GD&ĐT mới 'tỉnh ngộ'

Cứ phải để dư luận lên tiếng, bộ GD&ĐT mới 'tỉnh ngộ'
Chỉ một ngày sau khi công bố dự thảo nghị định mới đề xuất tăng học phí ở tất cả các cấp học, trước bức xúc của dư luận về thời điểm tăng học phí không phù hợp, bộ GD&ĐT đã hoãn đề xuất này.

Cứ phải để dư luận lên tiếng, bộ GD&ĐT mới 'tỉnh ngộ'

Ngày 13/11, bộ GD&ĐT đã có văn bản Thủ tướng và đề xuất xem xét gia hạn Nghị định 86/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Theo đó, sẽ giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả các cấp học.

Trước đó, bộ GD&ĐT đã đề xuất tăng học phí đại học công lập 12,5%; học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% tính từ năm học 2021 - 2022... Chính đề xuất tăng học phí ở tất cả các cấp học đã gây một “cú sốc” đối với hàng triệu phụ huynh và người học.

Theo một số chuyên gia, việc tăng học phí để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực cho ngày càng phát triển là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng học phí đưa ra trong thời điểm này là không phù hợp. Bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta tuy được kiểm soát khá tốt nhưng chưa được khống chế triệt để, còn có thể có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của đất nước và của người dân. Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ liên tục diễn ra ở miền Trung, để lại những hậu quả thiệt hại cả người và của, thu nhập của người dân cũng chịu tổn thương nặng nề... xem ra, tăng học phí có thể trở thành vấn đề nan giải nhất.

Trong lúc nhiều gia đình còn đang phải vật lộn, lo toan khắc phục hậu quả của thiên tai, nhiều gia đình đang lao đao đối diện với khủng hoảng khi rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc do dịch Covid-19, học phí hiện hành đã là một món tiền xa xỉ, nếu tiếp tục tăng, chắc chắn nhiều gia đình có thể sẽ phải cho con nghỉ học.

Chỉ sau một ngày vấp phải sức ép của dư luận, phía bộ GD&ĐT mới chính thức có động thái “ và giảm gánh nặng về tài chính cho phụ huynh và học sinh”, mà cụ thể là “có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86 thêm một năm”.

Nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn, vì sao, một cơ quan chuyên trách lại không đủ tầm để “lường trước” những nỗi lo trăm bề của phụ huynh và học sinh, để đưa ra nội dung đề xuất nhân văn sớm hơn một chút?

Cứ phải để dư luận lên tiếng, bộ GD&ĐT mới 'tỉnh ngộ'
Sau khi vấp phải sự phản ứng của dư luận, bộ GD&ĐT đã hoãn đề xuất tăng học phí.

Phải chăng, cứ phải để dư luận xôn xao, ầm ĩ một hồi, thì những người làm giáo dục mới nhận ra bất cập để xin “hoãn đề xuất”? Hoặc nếu dư luận không phản kháng, có lẽ học phí năm học tới vẫn cứ tăng, mà hoàn toàn không có một động thái nào được gọi là “chia sẻ” với những gánh nặng của hàng triệu người dân.

Trong khi, người làm giáo dục phải làm bằng cả trái tim! Phải dùng trái tim mình đặt vào vị trí của người học để cảm nhận, để thấu hiểu và mang đến những điều tốt nhất đối với người học, bởi, giáo dục là “lấy người học làm trung tâm”...

Ấy vậy, những câu chuyện trong ngành giáo dục khiến phụ huynh, học sinh, hay thậm chí cả giáo viên phải “đau tim” dường như đã không còn thiếu. Chính những đề xuất “thập thò”, thiếu sự cân nhắc đang dần tạo thêm những gánh nặng trong ngành. Có lẽ, đó là tư duy sai lầm vô cùng khó hiểu, khi nghiên cứu hời hợt và thực hiện mà chẳng cần cân nhắc, cho rằng “sai thì sửa” tương tự câu chuyện sách giáo khoa đầu năm nay.

Trở lại chuyện tăng học phí, cho dù có lùi thời điểm tăng học phí lại một, hai năm tới, cũng cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, áp dụng sát từng đối tượng người học, để không tạo sự chênh lệch quá lớn trong xã hội.

Trước hết, muốn tăng học phí, cần phải có sự khảo sát cụ thể để xác định nhu cầu cần kinh phí so với kinh phí hiện có được từ mức thu hiện nay ở từng bậc học, từng vùng miền. Từ đó, bộ GD&ĐT mới đề xuất lộ trình tăng học phí phù hợp so với khả năng đóng góp ở người dân từng vùng miền sao cho phù hợp.

Đó mới là cách làm mà những người làm giáo dục nên nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện, để kiến tạo môi trường giáo dục ngày một hoàn thiện.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.36119 sec| 637.531 kb