Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác
Ngày 8/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”.

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc. Ảnh: quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, phức tạp, có liên quan chặt chẽ tới nhiều luật khác nhau. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật này. Chính phủ đã tiếp thu ý kiến các đại biểu, chỉnh lý bước đầu, tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên phạm vi cả nước.

Các nội dung của dự án Luật nhận được sự quan tâm rất lớn của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó nhiều ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác trong hệ thống pháp luật.

Từ khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai gắn với hoạt động đầu tư kinh doanh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, còn có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật liên quan, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển kinh tế- của đất nước. Hội thảo sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng, cụ thể những vướng mắc, bất cập trong dự thảo Luật để có những giải pháp hợp lý, chỉnh lý cụ thể, đảm bảo dự thảo Luật đạt chất lượng cao, chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết, qua nghiên cứu bước đầu, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị các chuyên gia, các đại biểu cho ý kiến đối với một số vấn đề trọng tâm về tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật, dự thảo luật có liên quan.

Cụ thể là trong mối quan hệ với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số luật, dự thảo luật có quy định về áp dụng pháp luật; trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự; trong mối quan hệ với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); trong mối quan hệ với pháp luật về công chứng, chứng thực; trong mối quan hệ với các luật về lĩnh vực kinh tế như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước; về quy định chuyển tiếp…

Cho ý kiến tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn , Phó Giám đốc Học viện Tư pháp nhấn mạnh, quan hệ pháp luật đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai với tư cách là luật chuyên ngành mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung và nhiều luật chuyên ngành có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Quản lý tài sản công, Luật Kinh doanh bất động sản… Các văn bản quy phạm pháp luật này được ban hành ở những thời điểm khác nhau, do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng dẫn đến còn nhiều mâu thuẫn, thống nhất và chưa đồng bộ. Khi các luật chuyên ngành không có quy định về một quan hệ dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng để điều chỉnh.

Nhằm khắc phục một số điểm chưa thống nhất, còn vướng mắc, khó khăn trong quy định của Luật Đất đai hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý, sử dụng đất đai và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, cần đánh giá tổng quan các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan để bảo đảm tính khả thi, ổn định, tính khái quát, hệ thống, tính và minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Góp ý vào một số nội dung cụ thể, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Hằng cho rằng nên tiếp tục giữ chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, tổ chức không có tư cách pháp nhân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Vì đây là những thực thể pháp lý đang tồn tại trong xã hội, tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật dân sự trong đó có quan hệ sử dụng đất, phù hợp với các điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình và lịch sử của Nhà nước ta.

Quy định này đảm bảo tương thích với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ thế giới là chỉ có hai loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Đây là cơ sở để đảm bảo cho quan hệ đất đai được vận hành với việc sửa đổi, bổ sung quy định về các quyền, nghĩa vụ phù hợp.

Tại Hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giá, thuế, phí, lệ phí, quản lý tài sản, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được các đại biểu thảo luận, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/bao-dam-tinh-dong-bo-cua-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-voi-cac-luat-khac-20230408164359082.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.55042 sec| 646.5 kb