Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Không dễ dàng để nhận ra những định kiến và khuôn mẫu giới đang tồn tại

“Từ nhỏ, em thường thấy bố mẹ và ông bà nói rằng con trai chúng em phải mạnh mẽ lên, phải giỏi giang để không thua kém ai vì sau này con trai sẽ là trụ cột gia đình. Trước đây em thấy điều đó cũng đúng”; “Bản thân em đã từng tin rằng là con gái thì sẽ khéo léo và cẩn thận hơn con trai”; “Con gái lớn lên rồi cũng lấy chồng và thực hiện vai trò làm vợ, làm mẹ mà thôi. Vì thế ai cũng nghĩ là con gái nên chọn công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình”.

Đó là ba trong số những rất chân thành của 40 bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại huyện Vân Hồ, Sơn La. Sống từ nhỏ trong môi trường gia đình và cộng đồng đều có những niềm tin như vậy, lâu dần những điều đó ăn sâu vào tiềm thức của các bạn thanh thiếu niên; khiến các bạn vô tình duy trì và củng cố thêm các đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (định kiến giới) và những kỳ vọng/áp đặt của đối với vai trò, vị thế, và các hành vi ứng xử của nam giới và nữ giới (khuôn mẫu giới). 

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Cảm thấy có gì đó sai sai nhưng không biết phải làm gì và chưa tin là mình có thể thay đổi những điều đó

LTV cũng như nhiều bạn gái sau khi học hết lớp 9 thường được mọi người khuyên bảo là “Con gái học thế là đủ rồi, ở nhà lấy chồng thôi”. V cảm thấy rất buồn và ấm ức về điều đó. Ước mơ của V là tiếp tục học cao hơn nữa để có tri thức và có cơ hội được làm những công việc mà mình yêu thích. Nhưng V không biết là làm thế nào để em có thể thuyết phục gia đình ủng hộ những dự định và hoài bão của mình.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

MPHM và SAH chia sẻ về việc các bạn đã chứng kiến những vụ bạo lực gia đình và những cảm xúc khó chịu, bất công mà các bạn đã trải qua. Các bạn mơ hồ nhận ra những hậu quả của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt là với trẻ em. Có nhiều lần các bạn muốn can thiệp và hỗ trợ nạn nhân nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Và quan trọng hơn cả, là cũng như không ít các bạn thanh thiếu niên khác, MPHM và SAH chưa có niềm tin rằng mình có thể góp phần xóa bỏ những vấn đề bất bình đẳng giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Khi phải chứng kiến chị họ mình tự tử vì không chịu nổi sự hành hạ cả tinh thần và thể xác từ người chồng, LQH thực sự ân hận vì mình và gia đình đã không kịp thời bảo vệ và hỗ trợ chị.

Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay!

Trong khóa tập huấn “Thanh thiếu niên và bình đẳng giới” vừa diễn ra từ 4-6/4/2023 tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ tổ chức, lần đầu tiên 40 bạn thanh thiếu niên biết đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến bình đẳng và bình đẳng giới, cũng như nhận diện được các định kiến và khuôn mẫu giới đang tồn tại trong bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Các bạn đã thấu hiểu rằng, năng lực và phẩm chất của một người hoàn toàn không phụ thuộc vào của người đó, và tất cả mọi người đều bình đẳng.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Bạn HĐH chia sẻ “Trước đây, em cứ nghĩ bình đẳng giới là vì lợi ích của phụ nữ mà thôi. Giờ em đã hiểu là bình đẳng giới sẽ đem lại lợi ích và hạnh phúc cho cả nam và nữ”.

Các bạn đã cùng nhau thảo luận và lựa chọn bốn vấn đề bất bình đẳng giới mà thanh thiếu niên đang rất quan tâm và mong muốn giải quyết tại địa phương. Đó là bạo lực gia đình, tảo hôn, xâm hại tình dục trẻ em, và trọng nam khinh nữ/muốn sinh con trai.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Thông qua các bài tập trải nghiệm và hoạt động thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về nguyên nhân, hậu quả của từng vấn đề, cũng như về vai trò của thanh thiếu niên, các bạn đã nhận ra rằng “mọi thay đổi phải bắt đầu từ hôm nay”.

LQH chia sẻ: “Khóa tập huấn đã giúp em nhận ra rằng, trước một vụ bạo lực gia đình, chúng em sẽ cần lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng, chứ không phải chỉ im lặng và đứng nhìn”.

Rất nhiều giải pháp khác nữa cũng đã được các bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số đưa ra và cùng thảo luận về kế hoạch triển khai các giải pháp này trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ như, sau khi tham gia tập huấn, các bạn sẽ chia sẻ lại trong chính lớp học và cộng đồng của mình về việc nhận diện và xóa bỏ các định kiến giới và khuôn mẫu giới; về hậu quả của tảo hôn, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình và trọng nam khinh nữ. Các bạn cũng xác định rằng bản thân mình phải là người thay đổi đầu tiên và cần bắt đầu từ ngày hôm nay, trước khi vận động những thanh thiếu niên khác và cộng đồng cùng thay đổi. 

Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay cũng là thông điệp của Tọa đàm “Chuyện bình đẳng – góc nhìn của người trẻ”, được VSF và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ tổ chức ngay sau khóa tập huấn. Tọa đàm có sự tham gia của 40 bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và 21 phóng viên và cán bộ truyền thông trẻ đến từ VTV, VTC, VOV, Tiền Phong, Dân Việt, Lao động, tạp chí Gia đình Việt Nam.v.v và các dự án phát triển.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Tọa đàm là cơ hội để tăng cường tiếng nói, sự tham gia và kết nối giữa các bạn trẻ ở cộng đồng và các phóng viên và cán bộ truyền thông trẻ, qua đó lan tỏa các câu chuyện và các thực hành tốt trong thúc đẩy bình đẳng nói chung và bình đẳng giới nói riêng. Tại tọa đàm, các phóng viên và cán bộ truyền thông đã được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi sự sáng tạo và nhiệt huyết của các bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số thông qua các phiên triển lãm về từng vấn đề giới nổi cộm. Ngược lại, các bạn thanh thiếu niên đến từ 14 xã của huyện Vân Hồ cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp và năng lượng tích cực từ các anh chị phóng viên và cán bộ truyền thông. Ví dụ như thay vì chia sẻ về phòng chống xâm hại tình dục với các bạn nhỏ từ 12-15 tuổi, các bạn thanh thiếu niên có thể truyền thông đến các bạn nhỏ tuổi hơn nữa. Hoặc khi ngăn chặn các vụ việc bạo lực gia đình, điều quan trọng nhất là cần phải đảm bảo an toàn của chính mình bằng cách yêu cầu sự hỗ trợ kịp thời từ các bên liên quan.

Chuyện bình đẳng - Góc nhìn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Bà Trần Hồng Điệp, Phó Giám đốc VSF đã chia sẻ: “Là một quỹ xã hội, phi lợi nhuận với sứ mệnh thúc đẩy thực thi các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là các mục tiêu về công bằng, giáo dục, sức khỏe và môi trường, chúng tôi luôn tin tưởng vào khả năng thay đổi và tiên phong của các bạn trẻ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Với vai trò là người điều hành của cả khóa tập huấn và tọa đàm, tôi thực sự rất vui khi các bạn trẻ đã có những giải pháp rất cụ thể và khả thi để xóa bỏ các định kiến giới và khuôn mẫu giới trong bản thân, gia đình và cộng đồng. Trong thời gian tới, VSF sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn để các sáng kiến này có thể được triển khai trên thực tế”.

Khóa tập huấn “Thanh thiếu niên và bình đẳng giới” và tọa đàm “Chuyện bình đẳng – góc nhìn của người trẻ” là hai hoạt động trong tổng sáu hoạt động của Dự án “Góp tiếng nói - Thêm bình đẳng”, do VSF triển khai với nguồn hỗ trợ tài chính từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, từ tháng 10 năm 2022. Bên cạnh đó, VSF cũng đối ứng ngân sách cho dự án từ lợi nhuận của Chương trình bán bánh trung thu gây quỹ "Mùa trăng Hy vọng" năm 2021.

Dự án có sự tham gia và cố vấn kỹ thuật của 3 cựu thành viên của các chương trình trao đổi học thuật và chuyên môn do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ là: Chị Trần Hồng Điệp – Phó Giám đốc VSF; Chị Nguyễn Phương Chi, Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam; và Chị Hoàng Thị Hường - Nhà hoạt động về Giới và Sáng lập Toha Coffee.

Thông tin về các hoạt động của VSF nói chung và về Dự án “Góp tiếng nói – Thêm bình đẳng” nói riêng sẽ thường xuyên được cập nhật tại website và fanpage của VSF
Website: https://vitamvocviet.vn/ 
Fanpage: https://www.facebook.com/quyvitamvocviet  

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.50349 sec| 665.32 kb