Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất quy định mới về điều kiện cấp học bổng cho học sinh trường chuyên

Đề xuất quy định mới về điều kiện cấp học bổng cho học sinh trường chuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Đề xuất quy định mới về điều kiện cấp học bổng cho học sinh trường chuyên
Đề xuất giảm mức trích lập nguồn học bổng khuyến khích học tập của trường đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ra đời đã tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện Luật Giáo dục 2019 hiệu quả, góp phần đưa các chính sách của Luật Giáo dục đi vào thực tiễn đội ngũ nhà giáo, người học và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định 84/2020/NĐ-CP cho thấy, mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng hiện nay thực tiễn đã phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Nghị định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực áp dụng của Luật Giáo dục như:

Điều kiện về kết quả rèn luyện để xét, cấp học bổng cho đối tượng là học sinh trường chuyên, trường năng khiếu thể dục, thể thao không còn phù hợp với cách đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể: Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (được thực hiện theo lộ trình: Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10; Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11; Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12), kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Do đó, quy định về điều kiện để xét, cấp học bổng khuyến khích học tập tại Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP (hạnh kiểm tốt, học lực giỏi; hạnh kiểm từ loại khá trở lên, học lực đạt từ trung bình) không còn phù hợp với thực tiễn để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Vì vậy, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi như sau:

Đối tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập:

a) Học sinh trường chuyên có kết quả rèn luyện và kết quả học tập đạt mức tốt trong kỳ xét, cấp học bổng có điểm môn chuyên của học kỳ xét cấp từ 8,5 trở lên hoặc đạt một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm đó;

b) Học sinh các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao có kết quả rèn luyện đạt mức khá trở lên, kết quả học tập đạt từ mức đạt trong kỳ xét, cấp học bổng và đạt huy chương trong cuộc thi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm học đó.

Việc sửa đổi này là cần thiết để đảm bảo sự thống nhất về cách xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giảm mức trích lập nguồn học bổng khuyến khích học tập của trường đại học

Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP về nguồn hình thành học bổng khuyến khích học tập đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập:

Phương án 1: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học: Học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí đối với trường công lập và tối thiểu 2% nguồn thu học phí đối với trường tư thục."

Lý do sửa theo Phương án 1: Qua sơ kết tình hình thực hiện Nghị định 84/2020/NĐ-CP và kết quả khảo sát cho thấy, đa số ý kiến của các cơ sở giáo dục đại học công lập cho rằng mức trích lập 8% nguồn thu học phí là cao, làm khó cho cơ sở GDĐH công lập, nhất là các trường tự chủ mức độ 1. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 109/2022/NĐ-CP về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, hằng năm, cơ sở giáo dục đại học trích tối thiểu 5% từ nguồn thu học phí, cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu trích tối thiểu 8% từ nguồn thu học phí cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như vậy, tổng 13%-16% nguồn thu học phí chi cho học bổng khuyến khích học tập và hoạt động KHCN của trường là tỉ lệ lớn, trong khi cơ sở GDĐH chủ yếu chỉ có nguồn thu từ học phí.

Tiếp thu ý kiến của đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản (các cơ sở giáo dục đại học), dự thảo điều chỉnh quy định: đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí đối với trường công lập (giảm 3% so với quy định hiện hành tại Nghị định 84/2020/NĐ-CP).

Phương án 2: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học: Học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ chính quy đối với trường công lập và tối thiểu 2% nguồn thu học phí đối với trường tư thục."

Bộ GDĐT lựa chọn Phương án 1. Theo phương án này, dự thảo Nghị định không có sự phân biệt học sinh, sinh viên học chương trình chính quy với người học chương trình vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

Theo Báo Chính phủ

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27655 sec| 646.984 kb