Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất quy định mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Đề xuất quy định mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Đề xuất quy định mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

Cụ thể, so với quy định hiện hành tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung thêm Điều 2 quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Theo dự thảo, đơn vị quan trắc môi trường lao động căn cứ vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và khảo sát thực tế tại cơ sở lao động để lập kế hoạch quan trắc môi trường lao động trước khi thực hiện.

Đơn vị quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động về thời gian, địa điểm thực hiện cho Sở Y tế (cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn).

Dự thảo nêu rõ, khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện:

1- Trang bị các máy quan trắc môi trường lao động tự động để chủ động quan trắc đối với một số yếu tố có nguy cơ ngộ độc/nhiễm độc cấp tính như CH4, CO, CO2, NH3…

2- Thực hiện sớm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động khi kết quả quan trắc môi trường lao động vượt quá 70% giới hạn cho phép trở lên để bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi một số quy định về Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động. Cụ thể là quy định về Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động.

Theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT, Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:

1- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây , người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

2- Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

3- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

4- Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất quy định Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm: 1- Giấy chứng nhận sức khỏe. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc.

2- Sổ khám sức khỏe định kỳ. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;

3- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);

4- Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).

Theo Báo Chính phủ

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.53347 sec| 647.078 kb