Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ luật pháp quốc tế khi đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ luật pháp quốc tế khi đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp đổ vốn đầu tư vào các dự án ngoài nước để mở rộng cánh cửa kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn các rào cản khi chưa nắm chắc về pháp luật khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ luật pháp quốc tế khi đầu tư nước ngoài
Ảnh minh hoạ.

Gần đây, báo chí đã đề cập rất nhiều đến các vụ án tranh chấp kinh doanh có tính chất phức tạp trong phạm vi quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngước ngoài mà phần thua thiệt đa số thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thậm chí không nắm rõ pháp luật Việt Nam, trong đó quan trọng là nhiều doanh nghiệp không thấy được vai trò của công tác pháp chế trong hoạt động kinh doanh.

Thông thường các công ty, doanh nghiệp chỉ sử dụng dịch vụ luật khi công việc kinh doanh có sự rủi ro. Tuy nhiên, một kế hoạch kinh doanh trọn vẹn và khôn ngoan cần đề phòng các rủi ro và các vấn đề không mong muốn thì nên có sự tham gia của các .

Mỗi công ty, doanh nghiệp thường có các tài sản vô hình được pháp luật nhà nước bảo vệ. Đó chính là những thương hiệu, hàng hóa, hoặc dịch vụ đặc thù, quy trình sản xuất… Sự tham gia của các văn phòng luật sư vào việc bảo vệ sở hữu trí tuệ của công ty giúp doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, phát minh, sáng chế và có chiến lược để bảo vệ nó. Vai trò của luật sư trong lĩnh vực này sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều thương hiệu sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam bị “cướp” tại thị trường nước ngoài như nước mắm Phú Quốc; cà phê Trung Nguyên; kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi… Các doanh nghiệp này đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm lại thương hiệu của mình.

Tháng 7/2000, Thương hiệu cà phê Trung Nguyên – thương hiệu được đánh giá là nổi bật nhất của cà phê Việt Nam đã bị một công ty của Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Sau hai năm thương thảo, công ty này đã chấp thuận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm Cafe Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.

Năm 2002, Vinataba – công ty thuốc lá lớn nhất Việt Nam phát hiện nhãn hiệu “Vinataba” của họ đã bị một công ty ở Indonesia đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và hầu hết các nước Đông Nam Á. 
Gần đây nhất, là thương hiệu gạo ST25 nguy cơ bị mất quyền thương hiệu tại Mỹ. Trao đổi với báo Người lao động, ông Hồ Quang Cua, đại diện nhóm tác giả giống lúa ST25 nổi tiếng xác nhận đã biết được thông tin gạo ST25 bị doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ ở Mỹ nhưng không thể làm được gì vì không rành các quy định về sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.

Các công ty luật có thể giúp đỡ doanh nghiệp một cách toàn diện, trong tất cả các khâu hoạt động, ở mọi giai đoạn, thông qua các nghiệp vụ về tư vấn, dịch vụ pháp lý, đại diện và tham gia tố tụng. Các doanh nghiệp khác nhau có nhu cầu hỗ trợ pháp lý với những nội dung khác nhau, cụ thể: 

Đối với doanh nghiệp khi mới thành lập, các chủ doanh nghiệp cần được hỗ trợ để lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng, năng lực tài chính và nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tư vấn hỗ trợ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh,…

Với doanh nghiệp đang hoạt động, các chủ doanh nghiệp cần được hỗ trợ để tư vấn về quản trị, điều hành doanh nghiệp, tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, tư vấn về chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Nội dung cần hỗ trợ cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đàm phán, soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng; pháp luật về cạnh tranh; pháp luật về hải quan, phí, lệ phí; pháp luật về môi trường; pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản; pháp luật về thương mại quốc tế; pháp luật về đầu tư; pháp luật về đấu thầu, xây dựng; pháp luật về lao động; pháp luật về tài chính doanh nghiệp; pháp luật về tín dụng;…

Đối với doanh nghiệp đang trong quá trình phá sản. Các doanh nghiệp này rất cần được hỗ trợ pháp lý về: quy trình, thủ tục giải thể; các nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện khi giải thể; các chủ doanh nghiệp cũng cần biết rõ về quyền đòi nợ của chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản; các khoản thuế phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản;…

Các hãng luật có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như: Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp; hỗ trợ, tư vấn khởi tạo doanh nghiệp; đại diện ngoài tố tụng; tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư; tư vấn pháp luật tài chính - ngân hàng; tư vấn pháp luật về hợp đồng; hỗ trợ doanh nghiệp tránh nợ xấu, thu hồi nợ tồn đọng; tham gia tranh tụng và hòa giải.

Những năm qua, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước liên tục gia tăng. Những doanh nghiệp thành công trong đẩy mạnh đầu tư vươn ra thị trường nước ngoài đã ghi dấu ấn, nâng cao vị thế doanh nghiệp và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thấy rõ vai trò quan trọng của các công ty văn phòng luật sư có thể giúp doanh nghiệp tìm được những kênh đầu tư sinh lời tốt và đem về Việt Nam những từ nước ngoài để đóng góp vào phát triển của đất nước.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.33351 sec| 656.406 kb