Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo bệ đỡ cho đất nước vươn mình

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo bệ đỡ cho đất nước vươn mình
Phó Chủ tịch thường trực Trần Công Phàn nhấn mạnh, Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy, khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật trong xã hội, góp phần xây dựng một nền pháp lý vững mạnh.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (04/4/1955 – 04/4/2025), Người Đưa Tin (NĐT) có cuộc trao đổi với TS.Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bình Dương về những thành tựu nổi bật mà Hội đã đạt được trong công tác tham gia xây dựng chính sách pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật và định hướng phát triển của Hội trong thời gian tới nhằm tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam.

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

NĐT: Xin ông khái quát về vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật thời gian qua?

Phó Chủ tịch Trần Công Phàn: Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp với hơn 100.000 hội viên, nơi tập hợp đoàn kết các luật gia đã và đang làm công tác pháp luật.

Trong suốt 70 năm qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, chất lượng; các hoạt động được nâng cao, nội dung các hoạt động thiết thực, bám sát với yêu cầu thực tế và đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo bệ đỡ cho đất nước vươn mình
TS.Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam.

Hằng năm, Hội ban hành văn bản hướng dẫn công tác tham gia xây dựng pháp luật, đồng thời tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án Luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Xử lý vi phạm hành chính... Các cấp Hội trên cả nước cũng đóng góp ý kiến vào hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, Hội tổ chức hàng trăm hội thảo, tọa đàm, khảo sát thực tiễn để góp ý, phản biện chính sách pháp luật, bảo đảm tính thực tiễn và khả thi.

Hội Luật gia Việt Nam là một trong số rất ít các tổ chức Hội được giao chủ trì việc xây dựng luật: Luật Trưng cầu ý dân; Luật Trọng tài thương mại và hiện nay, thực hiện Kế hoạch số 81, ngày 5/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Hội Luật gia Việt Nam được giao chủ trì xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại. Hội đã xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban Biên tập để triển khai thực hiện. Hồ sơ đề nghị hiện đang được trình cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo bệ đỡ cho đất nước vươn mình
Hội đã có những đóng góp tích cực vào nhiều dự án luật quan trọng.

Với những đóng góp quan trọng trong công tác nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc sự nghiệp xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật, nâng cao ý thức pháp lý trong nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

NĐT: Với tư cách là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam và cũng là một ĐBQH, ông đánh giá thế nào về sự phối hợp giữa Hội Luật gia với các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật?

Phó Chủ tịch Trần Công Phàn: Hội Luật gia Việt Nam luôn xác định việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, đặc biệt là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong những năm qua, Hội đã chủ động tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư. Các ý kiến của Hội không chỉ dựa trên cơ sở lý luận pháp lý mà còn xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật, phản ánh ý kiến của đội ngũ luật gia, chuyên gia pháp lý và người dân. Điều này giúp cho các chính sách, quy định pháp luật khi ban hành thực sự đi vào .

Bên cạnh đó, nhiều luật gia, chuyên gia pháp lý của Hội là đại biểu Quốc hội, thành viên các Ủy ban của Quốc hội nên có điều kiện trực tiếp tham gia thẩm tra, phản biện các dự án luật ngay từ những giai đoạn đầu. Hội cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Riêng 5 năm gần đây, Hội đã phối hợp với Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức 3 Hội thảo khoa học góp ý dự thảo dự thảo Luật với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tư pháp đã ký thỏa thuận chương trình hợp tác giai đoạn 2018- 2023; năm 2024 Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Công an ký kết chương trình phối hợp công tác; Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2026… Trong các thỏa thuận hợp tác, nội dung phối hợp về công tác xây dựng pháp luật rất được quan tâm.

Nhìn chung, sự phối hợp giữa Hội Luật gia Việt Nam và các cơ quan lập pháp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, thể hiện rõ vai trò của Hội trong việc góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền đã ghi nhận và đánh giá cao về sự tham gia của Hội Luật gia Việt Nam đối với công tác xây dựng pháp luật.

Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

NĐT: Xin ông cho biết, Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật như thế nào? đặc biệt là những đóng góp cụ thể của Hội tham gia vào các dự thảo luật được Quốc hội xem xét?

Phó Chủ tịch Trần Công Phàn: Hội đã chủ động, tích cực tham gia vào quá trình này thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ nghiên cứu, , phản biện đến trực tiếp đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật quan trọng được Quốc hội xem xét.

Trước hết, Hội tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng pháp luật, bằng cách đề xuất sáng kiến lập pháp, góp ý vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Hội cũng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học để tập hợp ý kiến từ các luật gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu, thực tiễn pháp lý nhằm hoàn thiện các dự thảo luật trước khi trình Quốc hội.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo bệ đỡ cho đất nước vươn mình
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh.

Đồng thời, Hội cũng tham gia vào quá trình phổ biến, tuyên truyền và giám sát thực thi pháp luật, góp phần đưa pháp luật vào đời sống một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, đồng hành cùng Quốc hội và các cơ quan lập pháp trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

NĐT: Ông đánh giá như thế nào về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội thời gian qua, đặc biệt là các hoạt động phổ biến pháp luật đến người dân, cộng đồng và doanh nghiệp?

Phó Chủ tịch Trần Công Phàn: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Luật gia Việt Nam.

Trong giai đoạn 2013-2016, 2017-2021 Hội Luật gia Việt Nam đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý".

Ngày 30/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030". Đề án được giao cho Hội Luật gia Việt Nam chủ trì thực hiện trên phạm vi cả nước. Điều này cho thấy sự tin tưởng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với các mặt công tác của Hội Luật gia trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời khẳng định, nâng cao vị thế, vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong những năm qua, Hội Luật gia đã tham gia tích cực và trách nhiệm vào hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương và địa phương.

Hằng năm, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như trên cơ sở Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các cấp Hội Luật gia đều chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện. Việc triển khai công tác này luôn được bảo đảm tính thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, hội viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đội ngũ viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội thường xuyên được bồi dưỡng định kỳ để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội Luật gia luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương. Sự phối hợp này giúp cho việc triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được đồng bộ, hiệu quả.

Các cấp Hội đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn tài liệu hỏi - đáp; tham gia các chương trình trên sóng truyền hình, đài phát thanh với vai trò chuyên gia pháp luật; tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.

Hội đã tích cực hỗ trợ, tư vấn pháp luật, cung cấp thông tin về các quy định pháp luật mới, giúp doanh nghiệp hiểu và tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật ở cả cấp trung ương và địa phương. Toàn hệ thống tư vấn pháp luật từ Trung ương đến địa phương hiện nay có khoảng trên 1.100 người, trong đó có 700 tư vấn viên, 200 cộng tác viên tư vấn pháp luật và 200 .

Có thể thấy, Hội Luật gia Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.

NĐT: Trong thời gian tới, Hội Luật gia Việt Nam có những định hướng, kế hoạch và kỳ vọng gì để nâng cao hơn nữa vai trò trong công tác nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật?

Phó Chủ tịch Trần Công Phàn: Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, đồng thời đề ra nhiều định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật, Hội sẽ chủ động hơn trong việc đề xuất sáng kiến lập pháp, tham gia sâu vào quá trình soạn thảo, phản biện các dự án luật, pháp lệnh và các chính sách pháp luật. Đặc biệt, sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đóng góp ý kiến một cách hiệu quả, khoa học và thực tiễn hơn.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật theo hướng đa dạng hóa phương thức, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp cận rộng rãi hơn đến các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, chú trọng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, người dân ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ tiếp cận pháp luật một cách thuận lợi, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Hội cũng sẽ mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng công tác phổ biến pháp luật.

Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ luật gia, tăng cường sự liên kết giữa các cấp Hội để hoạt động hiệu quả, thiết thực hơn. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật gia cũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật.

Chúng tôi kỳ vọng, với những định hướng và giải pháp cụ thể, Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật trong xã hội, góp phần xây dựng một nền pháp lý vững mạnh, minh bạch, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.85197 sec| 694.953 kb