Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tập trung vào 5 chính sách

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tập trung vào 5 chính sách
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tập trung vào 5 chính sách
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, và động viên công nghiệp.

Bộ Quốc phòng cho biết, hiện nay, cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực công nghiệp quốc phòng (CNQP) là Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008, điều chỉnh lĩnh vực động viên công nghiệp (ĐVCN) là Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết có tác động đến CNQP và ĐVCN như: Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng , vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Doanh nghiệp năm 2020,… đòi hỏi phải xây dựng Luật để điều chỉnh những quy định về CNQP và ĐVCN đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định về ĐVCN liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhưng chưa được quy định bằng văn bản luật nên chưa đảm bảo nguyên tắc hiến định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.

Hiện tại, công nghiệp an ninh (CNAN) đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 63/2020/NĐ-CP của Chính phủ (hướng dẫn thi hành Điều 34 Luật Công an nhân dân 2018) nên tính pháp lý chưa cao, đòi hỏi phải điều chỉnh CNAN tầm văn bản Luật để đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, thống nhất của các quy định cho phát triển CNAN.

Qua tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp, 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng trên phạm vi toàn quốc cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay việc thực thi các Pháp lệnh về CNQP, ĐVCN đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập như: Việc thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CNQP và ĐVCN của Bộ Quốc phòng chưa phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả; chưa tập trung và còn phân tán ở nhiều đầu mối cơ quan trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ các khối: Đặt hàng - giao nhiệm vụ; nghiên cứu, sản xuất - sửa chữa; khai thác sử dụng chưa được phân định rõ. Hệ thống các cơ sở CNQP tuy nhiều về số lượng nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, tính quy tụ về công nghệ, sản phẩm chưa cao. Sự gắn kết giữa nghiên cứu thiết kế với sản xuất, sản xuất với sửa chữa chưa chặt chẽ. Chuyển đổi hoạt động của các Viện nghiên cứu sang mô hình tự chủ về tài chính còn vướng mắc. Chưa có cơ chế phát huy vai trò chủ lực của các cơ sở CNQP nòng cốt để kết hợp chặt chẽ với công nghiệp dân sinh trong ĐVCN.

tổng kết quá trình xây dựng và phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay đã chỉ ra nhiều vướng mắc, bất cập như: Việc thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CNAN của Bộ Công an chưa tập trung và còn phân tán ở nhiều đầu mối cơ quan trực thuộc; thẩm quyền, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền trong xây dựng, phát triển CNAN chưa đồng bộ, kịp thời và hiệu quả. Hệ thống cơ sở CNAN chủ yếu là đơn vị sự nghiệp công lập lại bố trí phân tán, chưa hình thành hệ thống độc lập. Khả năng tự chủ tài chính của một số cơ sở nghiên cứu còn thấp ảnh hưởng đến chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ về tài chính...

Vì vậy, việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là rất cần thiết, nhằm thể chế đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, hoàn thiện hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ CNQP, CNAN và ĐVCN trong tình hình mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.

Tập trung vào 05 chính sách

Nội dung Luật CNQP, AN và ĐVCN tập trung vào 05 chính sách nổi bật được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội Khoá XV thông qua, gồm:

Chính sách 1: Phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNQP, CNAN.

Chính sách 2: Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức CNQP, CNAN.

Chính sách 3: Thúc đẩy hoạt động Khoa học và phục vụ phát triển CNQP, CNAN.

Chính sách 4: Huy động nguồn lực cho phát triển CNQP, CNAN.

Chính sách 5: Bảo đảm hiệu quả hoạt động ĐVCN.

Theo Báo Chính phủ

Link nguồn: https://baochinhphu.vn/du-thao-luat-cong-nghiep-quoc-phong-an-ninh-va-dong-vien-cong-nghiep-tap-trung-vao-5-chinh-sach-10223060115085487.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.26106 sec| 646.242 kb