Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm hoạt động ngân hàng, trong đó có việc ngân hàng "ép" khách mua bảo hiểm.

Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Ảnh minh họa.

Dự thảo Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Hoạt động không có giấy phép trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này;

- Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;

- Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Trước đó, Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm ngoái cấm ngân hàng bán kèm bảo hiểm liên kết đầu tư trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. 

Còn các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm khoản vay, cháy nổ, tử kỳ, hỗn hợp... không được Bộ Tài chính đề cập tại Thông tư này.

Chế tài xử phạt mới của ngành ngân hàng được đưa ra sau hàng loạt phản ánh của người dân cho biết bị ép mua kèm bảo hiểm nhân thọ khi đi vay suốt thời gian qua. Nhiều người vay chấp nhận mua kèm bảo hiểm nhân thọ (sản phẩm bảo hiểm giá trị lớn và phải đóng tiền dài hạn) như một "luật ngầm" để được giải ngân.

Ngoài bảo hiểm nhân thọ, các ngân hàng cũng thường bán kèm bảo hiểm khoản vay, cháy nổ... với giá trị thấp hơn khi giải ngân khoản vay. Đây là các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, được các ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và khoản vay. Việc mua bảo hiểm khoản vay hay cháy nổ theo các ngân hàng, giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ vay thế chấp, bảo vệ tài sản đảm bảo...

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2020 đến hết 6 tháng năm nay, có 1.438 đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 219 trường hợp; áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo 14 trường hợp.

Các vi phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, hoạt động ngoại hối, phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chế độ .

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.62575 sec| 649.117 kb