Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đất đai là sinh kế chính, quan trọng nhất, chi phối mạnh nhất tới cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt quan tâm về vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ông Phạm Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng phần lớn đồng bào DTTS ở nước ta có gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp. “Tôi tán thành cao với việc sửa đổi Luật Đất đai để khắc phục những bất cập hiện hành. Đồng thời đề nghị có chế định riêng về đất đai cho đồng bào DTTS”, ông Phạm Trọng Nghĩa nói.

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai có nêu việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, Báo cáo chưa có số liệu cụ thể và chưa đánh giá việc thực thi các quy định hiện hành về đất đai cho đồng bào DTTS ra sao để làm căn cứ thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, ở phạm vi toàn cầu, quyền của người DTTS hay người bản địa về đất đai được quy định trong nhiều văn bản, trong đó có Tuyên bố ngày 18/12/1992 của Liên Hiệp quốc về quyền của người thuộc các nhóm thiểu số, Tuyên ngôn ngày 13/9/2007 của Liên hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa và Công ước số 169 của Tổ chức lao động quốc tế ILO. Các văn bản này yêu cầu phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống khi đưa ra các quy định về đất đai đối với đồng bào vì đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh đối với đồng bào.

Ở nước ta, Khoản 4 Điều 5 Hiến pháp quy định: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Mặc dù vậy, đến nay số hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất còn nhiều.

Theo số liệu của Chính phủ hơn 696.000 hộ DTTS thiếu đất ở và đất sản xuất chiếm hơn 20% tổng số hộ gia đình DTTS. Trong đó, có 24,500 hộ chưa đất ở, 210,000 hộ chưa có đất sản xuất, 462,000 hộ thiếu đất sản xuất. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, trong 245 điều của Dự thảo Luật, có 6 điều quy định trực tiếp đến đồng bào DTTS (điều 24, 48, 60, 162, 184 và 185). Bên cạnh một số điểm mới như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 và khoản 3 Điều 60 thì các quy định khác cơ bản nêu lại Luật Đất đai 2013 hiện hành. Chưa có những quy định riêng mang tính đột phá để giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ rõ, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" yêu cầu tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy, để bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào, đề nghị Quốc hội xem xét quy định một chế định riêng (có thể là một Mục riêng) trong Dự thảo Luật về đất đai cho đồng bào DTTS. 

Theo đó, chế định này sẽ bao gồm các nội dung về quy định trách nhiệm bảo đảm đất đai cho cho đồng bào. Việc tạo quỹ đất để hỗ trợ đất cho đồng bào. Ấn định cụ thể lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào. Không giao cho UBND cấp tỉnh mà phải giao Chính phủ thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 24 để bảo đảm thống nhất. Quy định điều kiện giao đất, trong đó có chính sách khuyến khích để cộng đồng DTTS nhận đất có rừng nghèo, rừng ở nơi xa, khó quản lý bảo vệ.

Theo Hội chủ rừng Việt Nam hiện còn 3.3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND xã quản lý. Đối với loại đất này, nơi nào bà con đang ở ổn định, đã hình thành cộng đồng thì giao ngay cho cộng đồng. Nơi nào còn đang có tranh chấp thì xây dựng cơ chế đồng quản lý, đồng sử dụng - theo đó Nhà nước quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn lợi từ rừng - giống cơ chế trong Luật Thủy sản.

Quy định cơ chế tài chính, trong đó có các quy định về miễn, giảm, giãn nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai cho đồng bào. Quy định quyền và nghĩa vụ của đồng bào trong sử dụng đất, quy định về nghĩa vụ sử dụng đất lâu dài, điều kiện chuyển nhượng đất sau thời gian nhất định. Khoản 3 Điều 60 Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đây là quy định mới, chặt chẽ hơn vì khoản 3 Điều 192 Luật hiện hành cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất.

“Tuy nhiên, trong Báo cáo tổng kết chưa nêu rõ kết quả thi hành quy định nêu trên, chưa lý giải tại sao lại bỏ thời hạn 10 năm”, ông Phạm Trọng Nghĩa cho hay. Do vậy, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị đánh giá kỹ tác động và xem xét sửa đổi theo hướng trong những trường hợp nhất định, cho phép đồng bào được chuyển nhượng như khi chuyển chỗ ở hợp pháp hay chuyển nhượng cho thành viên khác trong dòng tộc, tặng cho họ hàng, cộng đồng; quy định hợp lý thời hạn được phép chuyển nhượng, tặng cho.

Quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đồng bào khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai, ông Phạm Trọng Nghĩa cho biết: Cử tri đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch số 329 ngày 30/9/2022 về lộ trình xem xét Dự án Luật, trong đó quyết định lấy ý kiến nhân dân từ tháng 1 đến tháng 2/2023. 

Theo Báo Tin tức

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/giai-quyet-dut-diem-nhung-han-che-kho-khan-ve-dat-dai-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-20221121163413775.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37885 sec| 659.313 kb