Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí

Lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Tiếp đó, Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

 Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra

Lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người (sửa đổi). Ảnh: An Đăng/TTXVN

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Dự thảo Luật có 8 chương và 57 điều, trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám theo 9 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP.

Luật sửa đổi có một số điểm mới so với Luật hiện hành như chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của chứng thư điện tử; chuyển nhượng chứng thư điện tử; yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử; chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; sử dụng chữ ký điện tử dùng riêng…

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng, góp phần ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực về kinh tế, , bảo đảm quốc phòng, trên không gian mạng…

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, dự thảo Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung làm cơ sở pháp lý cho việc giao dịch trên môi trường điện tử, còn giao dịch trực tiếp, truyền thống thì vẫn tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành trong từng lĩnh vực. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, toàn diện, thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật hiện hành.

Cũng trong phiên họp sáng nay, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự Luật.

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các đại biểu kỳ vọng dự thảo Luật sẽ tạo bước phát triển quan trọng nhằm góp phần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra ở Việt Nam. Một số đại biểu bày tỏ sự tán thành việc thành lập thanh tra cấp huyện; thanh tra tổng cục, cục; thành lập thanh tra sở tùy theo tính chất đặc thù của mỗi tỉnh…

Giải trình tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết: Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện nay để đảm bảo nguyên tắc " có quản lý nhà nước, ở đó có thanh tra", trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở, nhất là đối với Thanh tra cấp huyện. Do đó, sau khi Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc kiện toàn, tổ chức nâng cao năng lực cho cơ quan thanh tra huyện đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước hiện nay.

Lưu ý sự phát triển của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới

Lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí
Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Chiều 25/10, Quốc hội nghe về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc xây dựng dự án Luật là cần thiết, kịp thời, không chỉ khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn, mà còn nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; góp phần nâng cao nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, Ủy ban lưu ý về sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; yêu cầu bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Liên quan đến bảo vệ thông tin và sử dụng thông tin của người tiêu dùng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị bổ sung cơ chế, hình thức thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin liên quan cho người tiêu dùng bên cạnh việc thông báo cho cơ quan chức năng sau khi phát hiện sự cố hệ thống thông tin bị tấn công làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng.

Trong chiều 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 11 chương và 69 điều, trong đó, có 38 điều sửa đổi, bổ sung nội dung, 22 điều chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản, bãi bỏ 6 điều, bổ sung 11 điều và giữ nguyên 4 điều.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, nội dung dự thảo Luật đã bảo đảm các mục tiêu, quan điểm, định hướng, chính sách lớn đã đề ra trong việc xây dựng dự án Luật về: thiết lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trên thực tế; dự liệu những vấn đề có thể phát sinh để có quy định phù hợp, cân bằng hài hòa giữa nguyên tắc quản lý nhà nước bảo đảm chặt chẽ và kiến tạo môi trường đầu tư dầu khí thuận lợi..

Tại hội trường, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận ngắn gọn, đi thẳng vào vào các nội dung như phạm vi, đối tượng điều chỉnh áp dụng luật, chính sách của Nhà nước về dầu khí, ưu đãi trong hoạt động dầu khí, chính sách khai thác tận thu, điều tra cơ bản về dầu khí, lựa chọn nhà thầu về dầu khí, ký kết hợp đồng dầu khí, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, quy định chuyển tiếp.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Đối với một số nội dung về điều tra cơ bản, Bộ trưởng cho biết, đây là nội dung rất quan trọng của dự án Luật, do Nhà nước thống nhất quản lý, làm căn cứ khoa học cho nội dung tìm kiếm thăm dò dầu khí. Pháp luật hiện hành không cho phép lập quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí. Do đó, việc lập quỹ điều tra cơ bản dầu khí từ nguồn lực Nhà nước bao gồm ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân khác là cần thiết và đồng bộ với các quy định của pháp luật về khoáng sản. Bên cạnh đó, việc điều tra cơ bản được thực hiện theo cơ chế giao nhiệm vụ trên cơ sở đề án được Chính phủ phê duyệt.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được tổng hợp đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện báo cáo giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Theo TTXVN

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/lap-hanh-lang-phap-ly-cho-dieu-tra-co-ban-ve-dau-khi-20221025213251330.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38415 sec| 670.516 kb