Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 19/7/2022 phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã được Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua tại phiên họp ngày 26/12/2021.

Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các , Đoàn Luật sư là thành viên Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các luật sư Việt Nam; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.

Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là hình tròn nền xanh da trời, chính giữa là cán cân công lý gắn với hình tượng cuốn sách, dưới cán cân công lý là dòng chữ "VIETNAM BAR FEDERATION", hai bên mỗi bên có ba dải màu vàng đậm, phía trên là vàng hình cờ Tổ quốc Việt Nam và dòng chữ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Vietnam Bar Federation (viết tắt là VBF). Trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặt tại Hà Nội.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

7 nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Quyết định nêu rõ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư. 

2. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn. 

3. Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 

4. Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên. 

5. Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn. 

6. Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu. 

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Quyết định cũng quy định cụ thể về các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các ủy ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 

Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần

Theo Quyết định, Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng Luật sư toàn quốc không triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

Theo Báo Chính phủ

Link nguồn: https://baochinhphu.vn/phe-duyet-dieu-le-lien-doan-luat-su-viet-nam-10222071922160457.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.35685 sec| 654.797 kb