Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, rà soát, xử lý triệt để bất cập hiện nay

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, rà soát, xử lý triệt để bất cập hiện nay
Tiếp tục rà soát đảm bảo tính thống nhất trong luật, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ.

Khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có văn bản thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, ngày 20/8/2024, tại Phiên họp lần thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Khoa học, và Môi trường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thẩm tra của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội. 

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, rà soát, xử lý triệt để bất cập hiện nay
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Trong đó, tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, đặc biệt là Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế; 

Bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, hội nhập quốc tế dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và mô hình quản trị thông minh; phục vụ tốt cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và .

Kiện toàn, tổ chức hoạt động cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thống nhất, hiệu quả, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, giảm thiểu thủ tục hành chính.

Tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý triệt để các bất cập hiện nay, tiếp tục đánh giá đầy đủ tác động của việc thực hiện các cam kết quốc tế, cụ thể các quy định để đáp ứng các cam kết quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quy định về nghĩa vụ, minh bạch hóa trong các hiệp định; 

Làm rõ cơ quan đầu mối, vai trò đầu mối tham gia đàm phán thực thi cam kết và hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

Rà soát kỹ sự cần thiết, tính cụ thể, rõ ràng và sự phù hợp, thống nhất với các luật khác đối với giải thích các thuật ngữ được bổ sung so với luật hiện hành, bổ sung giải thích thuật ngữ với các thuật ngữ chuyên ngành;

Nghiên cứu các vấn đề về bảo vệ, bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để quy định cho phù hợp và chặt chẽ; 

Nghiên cứu, cụ thể hóa tối đa các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hoàn thiện các quy định về chiến lược tiêu chuẩn quốc gia và kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, thể hiện rõ hơn quan điểm, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế khai thác cơ sở dữ liệu, cơ chế phân cấp trong xây dựng, khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của Cơ quan chủ trì thẩm tra về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố, thông báo, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn; 

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn, ban hành tiêu chuẩn quốc gia; xuất bản, phát hành tiêu chuẩn; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập báo cáo đánh giá tác động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Làm rõ tiêu chí bãi bỏ tiêu chuẩn quốc gia

Làm rõ tiêu chí bãi bỏ tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo khả thi; trách nhiệm của các bộ, ngành trong thẩm định quy chuẩn quốc gia. Quy định cụ thể trình tự, thủ tục bãi bỏ tiêu chuẩn quốc gia trái pháp luật hoặc trái với quy chuẩn kỹ thuật; thời gian thẩm định, căn cứ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở của cơ quan Nhà nước và của doanh nghiệp; về hóa hoạt động xây dựng, phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn;

Đánh giá sự phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước, bảo đảm nguồn lực cho hoạt động, lĩnh vực về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tránh phát sinh chi phí và xung đột lợi ích của người dân, doanh nghiệp trong việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Rà soát đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật; công tác rà soát, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo tính minh bạch, hạn chế gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân.

Tiếp tục rà soát đảm bảo tính thống nhất trong Luật; xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật trong 4 bộ luật và 98 luật có liên quan. 

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, rà soát, xử lý triệt để bất cập hiện nay
Các đại biểu tại phiên họp.

Trong đó, có Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật An toàn thực phẩm và các dự án luật đang trình Quốc hội sửa đổi như dự án Luật Điện lực, dự án Luật Dược, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…;

Rà soát quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia thuộc danh mục bí mật Nhà nước đảm bảo thống nhất với Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; quy định cụ thể trình tự, thủ tục ban hành quy chuẩn kỹ thuật của địa phương theo trình tự thông thường và trình tự rút gọn bảo đảm phù hợp.

Cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn, giảm thiểu việc giao Chính phủ, các bộ quy định.

Rà soát kỹ các quy định về áp dụng luật, điều khoản thi hành để đảm bảo khả thi, tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Tổ chức các hội thảo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, bổ sung bản hợp nhất dự thảo Luật để thuận tiện đối chiếu và so sánh. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25949 sec| 658.781 kb