Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trừ điểm giấy phép lái xe: Sẽ quản lý và trừ điểm thế nào?

Trừ điểm giấy phép lái xe: Sẽ quản lý và trừ điểm thế nào?
Bộ Công an đề xuất 28 hành vi và nhóm hành vi bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính và trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX). Nhiều chuyên gia kỳ vọng việc áp dụng trừ điểm GPLX sẽ góp phần giảm tải tai nạn giao thông.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 123 phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020. Tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất quy định về điểm GPLX là 1 biện pháp quản lý hành chính, không phải là một hình thức xử phạt hành chính.

Chính phủ thống nhất hướng quy định GPLX được cấp 12 điểm mỗi năm. Nếu tài xế không bị trừ hết điểm sẽ được cấp lại điểm để áp dụng cho năm kế tiếp; không vi phạm giao thông sẽ được cộng điểm; nếu bị trừ hết điểm thì phải thi lại bằng lái…

Trước đó, đề xuất này được đưa ra dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để lấy ý kiến người dân.

Trừ điểm giấy phép lái xe: Sẽ quản lý và trừ điểm thế nào?
Dự thảo luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đề xuất 28 hành vi và nhóm hành vi bị trừ điểm bằng lái (Ảnh minh họa).

Theo dự thảo, bộ Công an đề xuất mỗi GPLX có 12 điểm. Điểm số sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ của lái xe sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành.

Đáng chú ý theo quy định này, trong thời hạn một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu tài xế không vi phạm thì bằng lái sẽ được phục hồi điểm. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, tài xế muốn được cấp bằng lái mới thì phải thi sát hạch lại.

Bộ Công an cho rằng, việc cấp số điểm cụ thể cho GPLX sẽ là biện pháp theo dõi quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe sau khi được cấp bằng lái. Thực tế hiện nay sau khi được cấp bằng lái, tài xế gần như không bị ai quản lý, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát…

Cũng theo dự thảo này, bộ Công an đề xuất việc cấp GPLX từ khâu sát hạch, theo dõi việc chấp hành pháp luật sau khi được cấp bằng lái (trừ điểm) và thi sát hạch lại (nếu bị trừ hết điểm) đều sẽ do bộ này quản lý.

Dự thảo cũng đưa ra 28 nhóm hành vi mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm GPLX. Trong đó có các lỗi như chạy quá tốc độ 10-20 km/h, chở quá số người vượt trên 50 - 100% số người được phép chở, không nhường đường cho xe ưu tiên, vi phạm các quy định về an toàn giao thông trên cao tốc; không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn, đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định…

Trong trường hợp bị trừ hết điểm, bằng lái sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn cấp GPLX mới phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng. Nếu trong một năm tài xế không bị trừ hết điểm, cơ quan chức năng sẽ cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp, hoặc trong một năm mà tài xế không vi phạm thì được cộng điểm.

Liên quan đến đề xuất trên, cơ quan soạn thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các chuyên gia đều cho rằng quy định trừ điểm GPLX sẽ tác động trực tiếp đến ý thức tài xế, hạn chế vi phạm và góp phần giảm tai nạn. Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, ông Nguyễn Văn Quyền, chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay, quy định này đã được nhiều nước áp dụng và là mô hình tham khảo có thể áp dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam. 

Cũng theo ông Quyền, quy định này chủ yếu phục vụ việc quản lý an toàn giao thông, có nâng cao ý thức chấp hành luật An toàn giao thông đối với người sử dụng bằng lái và điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Quy định này sẽ theo dõi một cách có hệ thống tình hình về chấp hành quy định pháp luật khi người lái xe điều khiển phương tiện, từ đó sẽ giúp tài xế nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và giảm tai nạn giao thông. Trên cơ sở quy định này, những đơn vị, cơ quan có liên quan có thể sử dụng những dữ liệu được lưu trữ để tạo ra những cơ chế khuyến khích người dân chấp hành tốt luật giao thông.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng CSGT (bộ Công an) cho biết, khi thực thi, quy định này sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đồng thời giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của tài xế. Đây là biện pháp quản lý văn minh và toàn diện, cơ quan Nhà nước còn có thể theo dõi quá trình chấp hành luật của tài xế sau vi phạm.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.36689 sec| 645.695 kb