Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành đến nay được hơn hai năm. Tổng hợp tình hình thực hiện cho thấy, việc ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đã góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện sắp xếp lại khối DNNN giai đoạn 2021- 2025 theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số Bộ, địa phương còn gặp phải một số vướng mắc, lúng túng cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định: "3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bằng văn bản cá biệt đối với các trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này". Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số cơ quan có ý kiến chưa rõ đối tượng các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này, chỉ bao gồm các doanh nghiệp cấp 1 hay cả các doanh nghiệp cấp 2 là công ty con của công ty mẹ do cơ quan chủ sở hữu quyết định thành lập và giao quản lý.

Nhằm đẩy mạnh phân cấp, trao quyền hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và thống nhất cách hiểu, quy trình áp dụng nội dung quy định này thì cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Nêu rõ từng đối tượng doanh nghiệp mà cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này. Cụ thể bao gồm: DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ.

Nêu rõ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc xem xét, quyết định việc không thực hiện sắp xếp được theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định: "Công ty mẹ quyết định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp...". Trong thực tế triển khai, cụm từ "quyết định" khiến một số cơ quan, doanh nghiệp hiểu là thẩm quyền thuộc Công ty mẹ là chưa phù hợp với quy định.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần sửa đổi, bổ sung chuẩn xác lại nội dung này trong Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đảm bảo có cách hiểu thống nhất trong quá trình thực hiện.

Đồng thời dự thảo Quyết định cũng dự kiến bổ sung quy định đối với trường hợp sắp xếp các doanh nghiệp cấp 2 có vốn góp của Công ty mẹ nắm giữ từ dưới 50% vốn điều lệ trở xuống để các cơ quan có căn cứ triển khai thực hiện thống nhất.

Căn cứ các nội dung nêu trên, để xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn đến hết năm 2025, việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg là cần thiết, phù hợp với quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Theo Báo Chính phủ

Link nguồn: https://baochinhphu.vn/xu-ly-vuong-mac-trong-chuyen-doi-so-huu-sap-xep-lai-doanh-nghiep-nha-nuoc-1022404191444094.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25563 sec| 643.094 kb