Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bà Trương Mỹ Lan và 12 đồng phạm có thể đối diện mức án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan và 12 đồng phạm có thể đối diện mức án tử hình
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 12 đồng phạm bị cáo buộc Tham ô tài sản, Nhận hối lộ số tiền "khủng"...

Theo báo Dân trí, VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Bà Trương Mỹ Lan và 12 đồng phạm có thể đối diện mức án tử hình
Bà Trương Mỹ Lan và 12 đồng phạm có thể đối diện mức án lên đến tử hình.

Trong đó, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, bà Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội Tham ô tài sản quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khoản 4, Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội chiếm đoạt số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Theo cáo trạng, quá trình điều tra bà Trương Mỹ Lan không ăn năn hối cải, không thành khẩn khai báo hành vi phạm tội.

Ngoài ra, trong vụ án này còn có bị can Bị can Đỗ Thị Nhàn (57 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị truy tố về tội Nhận hối lộ quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (khung hình phạt 20 năm, chung thân hoặc tử hình).

Nhóm bị truy tố về tội Tham ô tài sản có khung hình phạt lên tới tử hình gồm:

1. Trương Mỹ Lan (67 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

2. Đinh Văn Thành (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT SCB - đang bỏ trốn).

3. Võ Tấn Hoàng Văn (50 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc SCB).

4. Tạ Chiêu Trung (44 tuổi, Tổng Giám đốc công ty tài chính Vĩnh Phú)

5. Bùi Anh Dũng (61 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT SCB).

6. Trương Khánh Hoàng (36 tuổi, nguyên quyền Tổng Giám đốc SCB).

7. Trần Thị (38 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc SCB).

8. Hồ Bửu Phương (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HQQT công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt).

9. Nguyễn Phương Anh (40 tuổi, Phó Tổng giám đốc công ty Sài Gòn Peninsula).

10 Đặng Phương Hoài Tâm (52 tuổi, Phó trưởng Văn phòng HĐQT công ty cổ phần Vạn Thịnh Phát).

11. Trương Huệ Vân (35 tuổi, Tổng Giám đốc Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor)

12. Dương Tấn Trước (40 tuổi, Tổng giám đốc công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt).

Nhóm bị truy tố về tội Nhận hối lộ có khung hình phạt tử hình

1. Bị can Đỗ Thị Nhàn (57 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước).

Báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ cáo trạng cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2012-2022, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần), qua đó trở thành cổ đông có "quyền lực".

Viện kiểm sát cáo buộc bà Lan đã chỉ đạo, điều hành, thực chất là "thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình". Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB thành lập một số đơn vị chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của chủ tịch Vạn Thịnh Phát.

Nhóm Vạn Thịnh Phát còn thành lập, sử dụng hàng ngàn công ty "ma", chi tiền thuê nhiều cá nhân và câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan, thông đồng với các công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, lập khống hồ sơ vay tiền nhằm "rút ruột" Ngân hàng SCB.

điều tra xác định trong 875 khách hàng đứng tên giúp cho nhóm bà Lan vay 1.284 khoản ở SCB có 440 cá nhân, 435 pháp nhân. Các pháp nhân đều là công ty "ma", do bà Lan chỉ đạo cấp dưới dựng lên để đứng tên làm thủ tục giải ngân.

Để có tài sản thế chấp hợp thức các khoản vay với số tiền lên đến hơn 1 triệu tỉ và "rút ruột" ngân hàng, bà Trương Mỹ Lan đã dùng nhiều khối tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý và nâng khống giá trị lên nhiều lần.

Với chiêu "mua chuộc" công ty thẩm định giá, tài sản thế chấp cho các hợp đồng vay khống của Vạn Thịnh Phát đã bị "thổi giá" lên gấp nhiều lần nhằm rút được số tiền lớn.

"Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cụ thể, nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú. Trong đó SCB có vai trò "đặc biệt quan trọng", được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong "hệ sinh thái".

Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên…

Nhóm các công ty được gọi là "công ty ma" tại Việt Nam, được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hớp tác, thi công…

Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

Theo Đời sống và Pháp luật

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.26512 sec| 654.688 kb