Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Toà phúc thẩm 'chuyến bay giải cứu': Các bị cáo được dẫn tới toà

Toà phúc thẩm 'chuyến bay giải cứu': Các bị cáo được dẫn tới toà
Sáng ngày 25/12, xe chở các bị cáo trong vụ án đã được đưa tới toà. Phiên toà phúc thẩm xét xử 21 bị cáo dự kiến diễn ra trong 4 ngày.

Theo đúng kế hoạch, sáng ngày 25/12, TAND Cấp cao tại TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm đại án "chuyến bay giải cứu", xem xét kháng cáo của 21 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ba xe chở các bị cáo đã được đưa tới toà. 

Thẩm phán Mai Anh Tài, Chánh Tòa Kinh tế, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ ngồi ghế chủ tọa. Về phía đại diện Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa gồm có kiểm sát viên cao cấp Vũ Văn Biểu và Lê Thị Thu Hà. Phiên phúc thẩm lần này có gần 30 đăng ký tham gia bào chữa.

Toà phúc thẩm 'chuyến bay giải cứu': Các bị cáo được dẫn tới toà
Bị cáo Tô Anh Dũng. 

Các bị cáo xin tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt gồm những người đáng chú ý như: Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an); cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, án sơ thẩm 16 năm tù; cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân, án sơ thẩm 6 năm tù; Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) án sơ thẩm tù chung thân; Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Y tế) án sơ thẩm tù chung thân...

Trước đó, từ ngày 11 đến 28/7, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm đối với 54 bị cáo về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong vụ án chuyến bay giải cứu.

Bản án sơ thẩm trước đó tuyên 4 người tù chung thân, 10 án tù treo và 30 bị cáo từ 18 tháng đến 16 năm tù giam. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 bùng phát, được dư luận đặc biệt quan tâm. Vụ án có 54 bị cáo được đưa ra xét xử, trong đó nhiều người là quan chức cấp cao.

Toà phúc thẩm 'chuyến bay giải cứu': Các bị cáo được dẫn tới toà
An ninh được giám sát ngiêm ngặt. 

Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, từ đầu 2020 đến tháng 1/2022, hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay. 

Theo quy trình, doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức bay phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để tổng hợp, lấy ý kiến các bộ liên quan.

Thế nhưng, để được duyệt, nhiều doanh nghiệp phải chi tiền "bôi trơn" các cá nhân cấp phép. Cơ quan điều tra xác định số tiền hối lộ lên gần 165 tỷ đồng, số tiền từ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hơn 10 tỷ đồng.

Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) là người nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong vụ án này, với hơn 42,6 tỷ đồng; 23 bị cáo là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng cộng hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng.

Quá trình xét xử, 53/54 bị cáo cơ bản thừa nhận cáo buộc của cơ quan tố tụng. Riêng Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5 Cục An ninh điều tra, Bộ Công an nói mình bị oan.

Ngày 23/12, 2 ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, Hoàng Văn Hưng bất ngờ nhận tội, đồng thời tác động, nhờ người thân, bạn bè nộp thay 18,8 tỷ đồng nhằm khắc phục hậu quả vụ án.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38483 sec| 646.297 kb