Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Toà Việt Á: Ông Chu Ngọc Anh bị đề nghị 3-4 năm tù

Toà Việt Á: Ông Chu Ngọc Anh bị đề nghị 3-4 năm tù
Sáng 8/1, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục phần luận tội và đề nghị các mức án của VSK với các bị cáo.

Mức án đề nghị

Bị cáo Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN) bị đề nghị 3-4 năm tù về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ như: đã khắc phục toàn bộ hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, thành khẩn khai báo… 

Toà Việt Á: Ông Chu Ngọc Anh bị đề nghị 3-4 năm tù
Bị cáo Chu Ngọc Anh bị đề nghị mức án 3-4 năm tù.

Tại phần xét hỏi, Chu Ngọc Anh thừa nhận việc ký Quyết định 155 phê duyệt đề tài nghiên cứu có sự tham gia của Công ty Việt Á vào đề tài với Học viện Quân y là sai quy định.

Ngoài ra, chủ toạ đặt câu hỏi: “Đối với quy trình trước khi bàn giao đề tài cho Học viện Quân y cần nhiều giai đoạn nghiệm thu hay không?”

Ông Chu Ngọc Anh lý giải rằng, đối với các đề khác khác thông thường sẽ có nhiều giai đoạn nghiệm thu. Tuy nhiên, đối với đề tài này không có các giai đoạn nghiệm thu.

Chủ toạ đặt tiếp câu hỏi: “Vậy tại sao phải lập hội đồng nghiệm thu?”

Bị cáo đáp, thông thường các quyết định sẽ do Thứ trưởng ký chứ không phải Bộ trưởng. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Bộ trưởng, nên bị cáo đã ký.

Suốt thời gian vừa qua bị cáo rất ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với Đảng và Nhà nước, nhân dân”, bị cáo vội thêm.

Bị cáo Chu Ngọc Anh bị cáo buộc được Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Việt Á đưa tiền “cám ơn” với số tiền 200.000 USD (hơn 4,6 tỷ đồng). Giải thích về việc nhận số tiền này, gống như bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Chu Ngọc Anh giãi bày, ban đầu chỉ nghĩ là quà cảm ơn.

Sau nhiều lần Phan Quốc Việt trực tiếp hẹn bị cáo nhưng không thành, Việt liên hệ qua thư ký muốn gặp để trao đổi với sản phẩm mới. Sau đó, cuộc gặp dài chỉ hơn 15 phút, Việt có đưa túi quà tết.

“Do có việc gấp phải đi luôn, bị cáo không nghĩ ở trong túi quà có tiền. Hơn 1 tháng sau mở ra mới biết có tiền. Bị cáo biết nhận tiền của doanh nghiệp là sai, nên có định sẽ trả lại số tiền này. Tuy nhiên, dịch bệnh căng thẳng kéo dài, chính vì thế bị cáo không có cơ hội đi được để trả lại cho đến khi bị bắt. Đây là việc vô cùng đau xót đối với bị cáo”, bị cáo Chu Ngọc Anh trình bày.

Đối với số tiền trên, bị cáo đã nhờ gia đình nộp khắc phục đầy đủ.

Nâng đỡ Việt Á thế nào? 

Theo cáo trạng, ông Chu Ngọc Anh giữ chức Bộ trưởng từ tháng 4/2016 - 25/9/2020; còn Phạm Công Tạc giữ chức vụ Thứ trưởng, được Bộ trưởng phân công phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ, trực tiếp theo dõi, tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu test xét nghiệm Covid-19.

Cáo trạng cho rằng, cả hai đều biết rõ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu đề tài thuộc về Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện theo quy định của Luật KH&CN, Luật Quản lý tài sản công và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, khi được Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế thuộc Bộ KH&CN) trên cơ sở đề xuất đặt hàng của Học viện Quân Y, ông Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc đã thực hiện trái pháp luật, giúp Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài.

Cụ thể, Viện kiểm sát quy kết Chu Ngọc Anh đã ký quyết định phê duyệt giao Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện đề tài, kinh phí thực hiện 18,98 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Quyết định này do ông Chu ngọc Anh ký là trái quy định tại Điều 26 Luật KH&CN.

Trong khi, ông Phạm Công Tạc đã ký quyết định thành lập Hội đồng giao trực tiếp và Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh Covid-19, xác định kinh phí 18,98 tỷ đồng.

Sau đó, ông Tạc ký thêm quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài (không có trong kế hoạch nghiên cứu) để Hội đồng họp và có biên bản nghiệm thu, giúp Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiệm thu này lập hồ sơ đăng ký. Từ đó, Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm trái quy định của pháp luật.

Vẫn theo cáo buộc của Viện kiểm sát, dù biết Việt Á sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, đưa vào sản xuất thương mại trái quy định nhưng Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc không thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, tài sản của Nhà nước do mình là đại diện chủ sở hữu.

Riêng ông Chu Ngọc Anh còn vướng sai phạm khi đồng ý để Phạm Công Tạc chủ trì tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí thể hiện Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng test xét nghiệm cho Công ty Việt Á, năng lực sản xuất của doanh nghiệp; ký các quyết định khen thưởng, tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng cho Công ty Việt Á.

Cựu Bộ trưởng cũng chỉ đạo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN ký công văn gửi UBND TPHCM đề nghị giúp Công ty Việt Á được tặng Huân chương Lao động hạng ba không đúng đối tượng, thành tích để hỗ trợ truyền thông, quảng bá hình ảnh, tạo điều kiện cho Công ty Việt Á biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm thương mại của doanh nghiệp.

"Sai phạm của Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc đã gây thất thoát số tiền 18,98 tỷ đồng ngân sách", cáo trạng chỉ rõ.

Trong vụ án Việt Á, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Số tiền thiệt hại gần 19 tỉ đồng.

Theo CQĐT, bị can Chu Ngọc Anh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ KH&CN từ tháng 4/2016. Đến tháng 9/2020, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Tuy nhiên, đến ngày 12/11/2020, Quốc hội mới miễn nhiệm chức vụ Bộ KH&CN đối với Chu Ngọc Anh. Từ ngày 25/9/2020 đến ngày 12/11/2020, ông Chu Ngọc Anh ủy nhiệm điều hành Bộ KH&CN cho ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN.

Đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm do Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện, sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất test xét nghiệm phòng, chốngCovid-19.

Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài thuộc về Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN là đại diện chủ sở hữu cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan thẩm quyền theo quy định của Luật KH&CN, Luật Quản lý tài sản công và pháp luật có liên quan.

Trong quá trình thực hiện Đề tài, Học viện Quân y chịu trách nhiệm bảo đảm quyền sở hữu Nhà nước theo Hợp đồng, Bộ KH&CN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

Đến thời điểm tháng 9/2020, khi ông Chu Ngọc Anh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội và thời điểm ngày 12/11/2020 khi được miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ KH&CN thì Bộ KH&CN chưa bàn giao, chưa xử lý kết quả nghiên cứu đề tài.

Tuy nhiên, sau khi được Bộ KH&CN thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài và Hội đồng có biên bản nghiệm thu giai đoạn 1 thì Công ty Việt Á đã quản lý, khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, đưa vào sản xuất thương mại.

Việc bàn giao quản lý, khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xâm hại quyền quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện chủ sở hữu.

Test xét nghiệm là kết quả nghiên cứu của đề tài thuộc quyền sở hữu của Bộ KH&CN. Vì vậy, khi Bộ KH&CN chưa cho phép thì việc Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm cho Công ty Việt Á là không đúng quy định của pháp luật.

Ông Chu Ngọc Anh khai nhận 200.000 USD của Phan Quốc Việt, phù hợp lời khai của ông chủ Công ty Việt Á. Ông Chu Ngọc Anh khai không trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với Việt về việc đưa, nhận tiền, không gây khó khăn nhằm mục đích để Việt phải đưa tiền.

Phan Quốc Việt khai, ngày 27/8/2020, nhắn tin qua ứng dụng Viber cho ông Chu Ngọc Anh hẹn gặp nhưng không nhận được trả lời nên bị can nhắn tin cho ông Nguyễn Mai Dương - Chánh Văn phòng Bộ KH&CN.

Theo hướng dẫn của ông Dương, Phan Quốc Việt đến trụ sở Bộ KH&CN, đăng ký tại bộ phận bảo vệ cổng và lên phòng làm việc, được ông Dương dẫn vào phòng làm việc của ông Chu Ngọc Anh.

Phan Quốc Việt và ông Chu Ngọc Anh ngồi tại khu vực bàn tiếp khách bên phải cửa ra vào, Việt ngồi tại ghế dài kê sát tường vuông góc với cửa ra vào, Việt để balô màu xám dưới chân trước mặt Việt ngồi, ông Chu Ngọc Anh ngồi ghế vuông quay mặt ra hướng cửa ra vào.

Việt và ông Chu Ngọc Anh trao đổi các nội dung về công tác phòng chống dịch, đặc biệt là kết quả phòng chống dịch của Công ty Việt Á. Sau khi trao đổi khoảng hơn 15 phút thì Việt mở balô và lấy túi quà màu xanh có in website và số Hotline của Công ty Việt Á (trong đó có 200.000 USD, tương đương 4,6 tỉ đồng, cùng với một vài bộ khẩu trang và chai nước rửa tay khô dạng xịt của Công ty Việt Á sản xuất). Phan Quốc Việt lấy khẩu trang và chai nước rửa tay ra và trao đổi với ông Chu Ngọc Anh về tính năng, .

Sau đó, Việt bỏ khẩu trang và chai nước rửa tay vào túi màu xanh, nói với ông Chu Ngọc Anh: "Tụi em mới có được ít thanh toán, cảm ơn anh đã ủng hộ tụi em tham gia đề tài và hỗ trợ tụi em rất nhiệt tình, nếu tình hình tốt, sắp tới em sẽ ghé thăm anh tiếp".

"Tớ cảm ơn Việt" – ông Chu Ngọc Anh đáp. Tiếp đó, Việt để lại túi màu xanh dưới chân bàn và chào ra về.

Việt đưa tiền cho ông Chu Ngọc Anh với mục đích cảm ơn ông này đã tạo điều kiện cho Công ty Việt Á tham gia Đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm và không đề xuất biện pháp thu hồi khi Công ty Việt Á sử dụng test xét nghiệm là kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước để lập hồ sơ đăng ký, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất kinh doanh trái pháp luật.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38765 sec| 670.266 kb