Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trúng tuyển công chức vẫn có thể bị hủy kết quả trong trường hợp nào?

Trúng tuyển công chức vẫn có thể bị hủy kết quả trong trường hợp nào?
Để được trúng tuyển vào công chức, người dự tuyển phải tham gia thi tuyển hoặc xét tuyển. Tuy nhiên, có không ít trường hợp đã trúng tuyển nhưng lại bị hủy kết quả.

Trúng tuyển công chức vẫn có thể bị hủy kết quả trong trường hợp nào?
Có 3 trường hợp trúng tuyển công chức vẫn bị hủy kết quả. Ảnh minh họa

Xác định người trúng tuyển công chức thế nào?

Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển trừ một trường hợp duy nhất được xét tuyển là đủ điều kiện dự thi nhưng cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, hải đảo, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn...

Theo đó, tùy vào từng hình thức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định người trúng tuyển theo các yêu cầu khác nhau nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Chỉ tuyển người đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm;

- Uu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số;

- Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;

- Bảo đảm tính cạnh tranh.

Cụ thể dưới đây là các tiêu chí để xác định người trúng tuyển công chức được nêu cụ thể tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP:

- Có kết quả thi tuyển/phỏng vấn (nếu xét tuyển) vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;

- Số điểm thi/phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) nằm trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp;

- Ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng, nếu có 02 người trở lên có tổng điểm thi/điểm xét tuyển bằng nhau:

+ Chọn người có kết quả điểm thi/điểm phỏng vấn vòng 2 cao hơn trúng tuyển;

+ Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.

Do đó, người dự thi phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì mới được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức.

Người dự tuyển trúng công chức vẫn có thể bị hủy kết quả?

Trước khi thông báo đến người dự tuyển về kết quả tuyển dụng công chức, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải tiến hành các công việc sau:

- Niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;

- Gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển;

- Giải quyết và công bố kết quả phúc khảo nếu vòng thứ 2 thi viết;

- Phê duyệt và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản đến người dự tuyển. Trong nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người này phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên và nhận quyết định tuyển dụng.

Đáng lưu ý khoản 10 Điều 1 Nghị định 161 nêu rõ, trong các trường hợp sau, người trúng tuyển công chức sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển:

- Không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định;

- Có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển;

- Bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định;

Trong trường hợp gian lận khi kê khai Phiếu đăng ký hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị thông báo công khai trên phương tiện đại chúng hoặc trang thông tin điện tử và không được tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27517 sec| 646.523 kb