Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam ở Hưng Yên sẽ bị xử lý như thế nào?

5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam ở Hưng Yên sẽ bị xử lý như thế nào?
Cách đây không lâu, tin tức Triệu Quân Sự bỏ trốn khỏi trại giam gây hoang mang trong dư luận thì hôm nay (ngày 10/6) tiếp tục lại xảy ra sự việc 5 bị can đục tường trốn khỏi nơi giam giữ tại nhà Tạm giữ Công an Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Liên quan đến vụ việc này, rất nhiều người đặt câu hỏi, 5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam sẽ bị xử lý ra sao, những người quản giáo chịu trách nhiệm như thế nào?

Ngày 10/6, Công an tỉnh Hưng Yên thông tin, đơn vị này vừa phát đi thông báo truy nã 5 đối tượng trốn khỏi nơi giam giữ tại nhà Tạm giữ Công an Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Theo , 5 đối tượng bỏ trốn gồm: Vũ Văn Dũng (27 tuổi, trú tại phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên); Đinh Khánh Đạt (26 tuổi, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương); Vũ Thành Nghị (32 tuổi, trú tại xã Hồng Phòng, huyện Ninh Giang, Hải Dương); Đào Đình Kiên (21 tuổi, trú tại xã Hoà Phòng, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên); Nguyễn Văn Long (31 tuổi, trú tại xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).

5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam ở Hưng Yên sẽ bị xử lý như thế nào?
5 đối tượng đục tường trốn khỏi nơi giam giữ tại nhà Tạm giữ Công an Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Trước đó, khoảng 1h ngày 9/6, tại nhà tạm giữ Công an Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên xảy ra vụ việc 5 đối tượng đục tường bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ. Sau khi bỏ trốn, một đối tượng về nhà tại TP Hải Dương (Hải Dương) lấy xe ôtô BKS 34A-468.xx, màu sơn trắng chở theo 4 đối tượng còn lại chạy theo hướng Hải Phòng, Thái Bình. Đến 4h8 cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện xe này chạy qua cầu Tân Đệ hướng Thái Bình đi Nam Định.

Sau khi xảy ra sự việc, Cục CSGT (Bộ Công an) đề nghị các Trưởng phòng CSGT các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam... chỉ đạo các tổ tuần tra kiểm soát; rà soát camera phạt nguội; các trạm thu phí trên địa bàn để phát hiện chiếc xe trên kịp thời thông báo về Phòng CSGT Công an tỉnh Hưng Yên để phối hợp truy bắt các đối tượng.

5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam ở Hưng Yên sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, văn phòng Luật sư X, thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Trước sự việc trên, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, văn phòng Luật sư X, thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, mặc dù các đối tượng trên chưa bị tuyên án nhưng khi có quyết định khởi tố để điều tra làm rõ vụ việc thì những người tạm giam cũng phải chấp hành đúng đủ các nghĩa vụ của mình được quy định tại điều khoản 2 điều 9 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015.
“2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.

Ngoài ra, nếu người bị tạm giam vi phạm không thực hiện đúng đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định thì sẽ bị kỷ luật bằng một trong cách hình thức được quy định tại điều 23 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 như sau:  
“1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại”.

Tuy nhiên lúc này thì việc vi phạm của các đối tượng trên không còn dừng lại ở việc bị xem xét kỷ luật mà 5 đối tượng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm vì tội trốn khỏi nơi giam giữ được theo điều 386 BLHS 2015:
“1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải”.

Luật sư Nghĩa thông tin thêm: “Ở đây có một tình tiết đáng bàn tới là chiếc xe mà các đối tượng dùng để trốn thoát là của ai? Giả sử rằng trong trường hợp này mà có người tiếp tay giúp sức cho 5 đối tượng này thì những người giúp sức để có cái xe ôtô đó có thể bị xem là cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội và sẽ bị xem xét truy cứu theo điều 389 BLHS về tội Che dấu tội phạm với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam.

Ngoài ra thì việc để 5 nghi can đào thoát khỏi trại giam thì 1 phần lớn trách nhiệm cũng thuộc về các cán bộ hay người trực tiếp quản lý trông coi những nghi can này. Cụ thể, căn cứ theo Điều 376, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn. Theo đó, người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.

Trong trường hợp này thì có tất cả là 5 nghi can bỏ trốn thì người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác có thể chịu mức án nặng nhất là 07 năm tù giam và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm”.

Điều 376 Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn:
1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;
b) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:
a) Làm vụ án bị đình chỉ;
b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;
d) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến , trật tự, an toàn .
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Để 06 người trở lên bỏ trốn;
c) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

Diễn đàn Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38160 sec| 659.242 kb