Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cần làm gì khi bị 'khủng bố' đòi nợ dù không vay tiền?

Cần làm gì khi bị 'khủng bố' đòi nợ dù không vay tiền?
Khi bị "khủng bố" đòi nợ, các cá nhân nên lưu lại số điện thoại, thông tin, hình ảnh, tin nhắn với nội dung đe dọa, nhắc nợ, đòi nợ và gửi kèm theo văn bản đến tổ chức, cá nhân cho vay nợ để khiếu nại về biện pháp nhắc nợ, đòi nợ đối với người không có nghĩa vụ trả nợ.

Công an nhân dân đưa tin, thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM xảy ra nhiều trường hợp dù không vay nợ của tổ chức, cá nhân cho vay hoặc cũng không bảo lãnh cho người khác vay nợ, nhưng bị liên tục nhắn tin, gọi đòi nợ, đe dọa, gây áp lực để trả khoản nợ vay của người vay nào đó.

Theo đó, khi vay tiền bằng hình thức tín chấp, người vay phải đồng ý cho phép người cho vay được quyền sử dụng, truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng thông qua ứng dụng vay (app).

Cần làm gì khi bị 'khủng bố' đòi nợ dù không vay tiền?
Ảnh minh hoạ. 

Khi người vay không trả tiền đúng hạn hay mất liên lạc thì người cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ này để nhắn tin, gọi điện thoại đòi nợ, cho dù không liên quan đến các khoản vay nợ đó, gây phiền hà, quấy rối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người không có nghĩa vụ trả nợ.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị các đối tượng cho vay nợ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang , làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của người bị đòi nợ, theo Báo Tin tức.

Tạp chí Luật sư Việt Nam thông tin, theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, để được cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ và xử lý đối với những trường hợp như trên, các cá nhân bị quấy rối nên lưu lại số điện thoại, thông tin, hình ảnh tin nhắn với nội dung đe dọa, nhắc nợ, đòi nợ và gửi kèm theo văn bản đến tổ chức, cá nhân cho vay nợ để khiếu nại về biện pháp nhắc nợ, đòi nợ đối với người không có nghĩa vụ trả nợ.

Đồng thời, các cá nhân, tổ chức có thể gửi đơn kèm chứng cứ tới Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm về lĩnh vực ngân hàng hoặc gửi đơn trình báo, tố cáo đến cơ quan Công an; Sở Thông tin và Truyền thông để được hỗ trợ xử lý về hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Theo Người Lao động, Công an TP.HCM khuyến cáo người dân cân nhắc khi vay tiền qua các ứng dụng tài chính được trên mạng xã hội hoặc các trụ điện, lề đường. Thực tế đã có rất nhiều nạn nhân khi vay qua hình thức này bị rơi vào vòng xoáy nợ nần, phải bán nhà trả nợ. Khi bị đe dọa, quấy rối yêu cầu trả nợ, người dân có thể trình báo công an gần nhất hoặc gửi đơn đến Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM để tố cáo, nhờ can thiệp.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24132 sec| 647.094 kb