Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

CSGT có được quyền xì hơi bánh xe của dân không?

CSGT có được quyền xì hơi bánh xe của dân không?
Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, CSGT thay vì lập biên bản đã xì bánh xe để người vi phạm dắt bộ đã gây tranh cãi trong dư luận. Vậy theo pháp luật, CSGT có được quyền xì hơi bánh xe của dân không?

Mới đây, trên mạng có đăng tải một đoạn video clip ghi lại cảnh hai người đàn ông ở Quảng Nam không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và bị công an gọi lại. Tuy nhiên thay vì lập biên bản, CSGT đã được thả cho đi với điều kiện – xì hơi bánh xe. Vì thế, dù được CSGT không xử phạt, không tạm giữ xe nhưng người vi phạm phải đi bộ và dắt theo chiếc xe máy.

Trước việc làm trên nhiều người bày tỏ ý kiến ủng hộ cho rằng việc làm trên là sự thông cảm, du di của CSGT với người vi phạm nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến không đồng tình với cách làm này.

Nhiều người đặt câu hỏi việc làm này của CSGT có vi phạm pháp luật hay không?

Theo Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM), quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, không ai được phép xâm phạm, kể cả người thi hành công vụ khi chưa có lệnh hợp pháp.

Như vậy, việc CSGT buộc người vi phạm giao thông xì hơi bánh xe được xem là hành vi xâm phạm đến quyền tài sản của công dân.

Ông Hưng chi biết, xì hơi bánh xe cũng không phải là một chế tài quy định trong xử lý vi phạm pháp luật hành chính. Hành động của CSGT trong trường hợp này là không chuẩn mực, không đúng quy định.

CSGT có được quyền xì hơi bánh xe của dân không?
Yêu cầu của 2 CSGT gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên ông Hưng cho rằng: “Xét trong bối cảnh, nếu để người vi phạm giao thông tiếp tục tham gia trong điều kiện chưa khắc phục vi phạm (chưa có mũ bảo hiểm) có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người vi phạm và cho người khác, nên anh CSGT mới làm như vậy.

Điều đó, tuy chưa phù hợp nhưng cũng chưa gây hậu quả gì, nên theo tôi chỉ cần nhắc nhở, rút đối với người thi hành công vụ.”

“Còn trường hợp chứng minh được hành động của CSGT với mục đích để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hay "đáp trả" thái độ của người vi phạm thì điều đó làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của ngành, có thể cần một hình thức kỷ luật nội bộ tương xứng để phòng ngừa những hành vi tương tự", ông Hưng nói thêm.

P.V (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.03421 sec| 634.273 kb