Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Khi nào tạm đình chỉ hoạt động của nhà chung cư không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Khi nào tạm đình chỉ hoạt động của nhà chung cư không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Theo quy định hiện hành, trường hợp nào sẽ tạm đình chỉ hoạt động của nhà chung cư khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Khi nào tạm đình chỉ hoạt động của nhà chung cư không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, căn cứ quy định khoản 3, Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014 thì Nhà chung cư là nhà có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Phụ lục I, Ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 17, Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các trường hợp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

- Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);

- Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;

- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:

Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c, khoản 5, Điều 13, Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;

Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.

Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam

Link nguồn: https://lsvn.vn/khi-nao-tam-dinh-chi-hoat-dong-cua-nha-chung-cu-khong-bao-dam-an-toan-ve-phong-chay-chua-chay-1694677865.html

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.65572 sec| 634.414 kb