Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Làm thế nào đòi lại đất cho mượn lâu năm?

Làm thế nào đòi lại đất cho mượn lâu năm?
24 năm trước, mẹ tôi cho hàng xóm mượn đất để trồng lúa nhưng giờ họ xây nhà và không có ý định trả lại. (Lê Thanh Lâm)

Mẹ tôi được chia đất nông nghiệp từ năm 1994, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do sức khỏe yếu không canh tác được, mẹ đã cho hàng xóm cấy để lấy công 36 kg thóc cho một vụ.

Hiện, người thuê đã không cấy lúa mà san lấp một phần ruộng làm nhà ở, song không nói gì với mẹ. Giờ, gia đình tôi phải làm thế nào để lấy lại được mảnh ruộng đó?

Trả lời: Theo khoản 1 điều 97 Luật Đất đai 2013 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trong trường hợp này, mẹ bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phần đất được chia; bà có quyền đòi lại mảnh đất đó.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Theo quy định trên, bạn phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án cấp huyện nơi có mảnh đất đó để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:

- Đơn khởi kiện;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân;

- Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường;

- Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất…

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội.

Theo VnExpress
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.03981 sec| 621.711 kb