Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Làn xe cơ giới là gì?

Làn xe cơ giới là gì?
Làn xe cơ giới là phần đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy, xe tải di chuyển theo quy định, giúp đảm bảo an toàn và trật tự trên đường.

Xe cơ giới là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa bằng cách liệt kê như sau:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Như vậy, xe cơ giới là toàn bộ các loại phương tiện sau đây: ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (tính cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Dấu hiệu nhận biết khá rõ đối với xe cơ giới chính là chúng đều chạy bằng động cơ và thường tốn nhiều nhiên liệu.

Làn xe cơ giới là gì?

Làn xe cơ giới là gì?
Làn xe cơ giới là gì?

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 “Điều 13. Sử dụng làn đường

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”.

Xét về 2 loại đường hiện nay:

- Đường một chiều: Theo khoản 2 điều luật này, các loại xe cơ giới được phép điều khiển xe chạy ở làn thứ 2 và thứ 3 tính từ phải sang trái.

- Đường hai chiều: Theo khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ trình bày bên trên, trường hợp đoạn đường đang di chuyển không phải đường một chiều, xe cơ giới có quyền điều khiển xe chạy trên bất cứ làn đường nào nhưng khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước.

Theo Đời sống và Pháp luật

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.29588 sec| 633.922 kb