Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Lùi cải cách tiền lương, lương cán bộ, công chức năm 2022 tăng, giảm thế nào?

Lùi cải cách tiền lương, lương cán bộ, công chức năm 2022 tăng, giảm thế nào?
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 vừa thông qua, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021 của Quốc hội.

Theo đó, 1/7/2022, cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 Khóa XII, cơ cấu bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Còn theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được thông qua ngày 12/11/2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm , trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Với việc Quốc hội lần thứ hai, lùi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 (lần đầu quyết định lùi hạn thực hiện lộ trình là vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV - PV), mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lương hưu vẫn giữ nguyên 1,49 triệu đồng/tháng như mức áp dụng từ năm 2019, chưa tăng lên 1,6 triệu đồng.

Lùi cải cách tiền lương, lương cán bộ, công chức năm 2022 tăng, giảm thế nào?
Lương cán bộ, công chức 2022 thế nào khi lùi cải cách tiền lương? Ảnh minh họa

Lương cán bộ, công chức, viên chức sau 1/7/2022 sẽ thay đổi thế nào?

Từ 1/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, mức lương cũng như cách tính lương của các đối tượng này vẫn sẽ áp dụng như hiện nay.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức sẽ vẫn tính lương theo công thức:

Lương = (Mức lương cơ sở x Hệ số lương) + Phụ cấp (nếu có)

Trong đó:

Mức lương cơ sở: 1,49 triệu đồng/tháng.

Hệ số lương

Hệ số lương hiện nay vẫn đang được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức. Do chưa xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương nên hệ số lương của các đối tượng này vẫn đang áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Trong đó:

- Công chức gồm:

+ Công chức loại A3.1 (hệ số lương từ 6.2 - 8.0), A3.2 (hệ số lương từ 5.75 - 7.55), A2.1 (hệ số lương từ 4.4 - 6.78), A2.2 (hệ số lương từ 4.0 - 6.38).

+ Công chức loại A1 có hệ số lương từ 2.34 - 4.98.

+ Công chức loại A0 có hệ số lương từ 2.1 - 4.89.

+ Công chức loại B có hệ số lương từ 1.86 - 4.06.

+ Công chức loại C gồm nhóm C1 (hệ số lương từ 1.65 - 3.63); nhóm C2 (hệ số lương từ 1.5 - 3.48); nhóm C3 (hệ số lương từ 1.35 - 3.33).

- Viên chức gồm:

+ Viên chức loại A3.1 (hệ số lương từ 6.2 - 8.0); A3.2 (hệ số lương từ 5.75 - 7.55).

+ Viên chức loại A2.1 (hệ số lương từ 4.4 - 6.78); A22.2 (hệ số lương từ 4.0 - 6.38).

+ Viên chức loại A1 có hệ số lương từ 2.34 - 4.98.

+ Viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2.1 - 4.89.

+ Viên chức loại B có hệ số lương từ 1.86 - 4.06.

+ Viên chức loại C1 (hệ số lương từ 1.65 - 3.63); C2 (hệ số lương từ 2.0 - 3.98); C3 (hệ số lương từ 1.5 - 3.48).

Phụ cấp: Tương tự như hệ số lương, vì không cải cách tiền lương nên những chính sách liên quan đến phụ cấp lương của cán bộ, công chức, viên chức đều chưa thực hiện được. Do đó, hiện nay, những ai đang hưởng phụ cấp nào thì tiếp tục hưởng phụ cấp đó.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24460 sec| 646.734 kb