Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông, bị phạt ra sao?

Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông, bị phạt ra sao?
Người điều khiển ô tô mở cửa xe không quan sát, gây tai nạn giao thông có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Theo quy định tại khoản 3, điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ: "Người điều khiển phương tiện giao thông không được mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn".

Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông, bị phạt ra sao?
Người điều khiển ô tô mở cửa xe không quan sát, gây tai nạn giao thông có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Ảnh minh họa

Về mức xử phạt cho hành vi này, tại Điểm g, Khoản 2, Điểm c, Khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Ngoài ra, nếu hành vi mở cửa xe gây tai nạn giao thông gây hậu quả đến sức khỏe, tính mạng và tài sản còn bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên khi mở cửa xe như sau:

Luôn khoá cửa lại khi xe đang chạy để đảm bảo rằng các cửa không bị bật ra gây tai nạn cho người khác. Đồng thời, nên sử dụng khoá trẻ em để tránh trẻ nhỏ tự ý mở cửa từ bên trong.

Trước khi mở cửa xe, lái xe cho xe đỗ sát mép đường bên phải chiều đi của mình. Không dừng xe ở nơi cấm đỗ xe, đường giao nhau…

Tuyệt đối không mở cửa khi xe đang chạy.

Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu.

Thao tác mở cửa xe đúng là tay trái giữ tay nắm cửa, tay phải kéo mở khóa. Thao tác mở cửa bằng tay phải này giúp mặt dễ dàng hướng về phía sau để quan sát, đồng thời cánh cửa không bị mở bung rộng ra ngay.

Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.

Theo Đời sống & Pháp luật

Link nguồn: https://www.doisongphapluat.com/mo-cua-xe-o-to-gay-tai-nan-giao-thong-bi-phat-ra-sao-a533008.html 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37606 sec| 646.258 kb