Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Người mất không để lại di chúc, phân chia di sản thừa kế thế nào?

Người mất không để lại di chúc, phân chia di sản thừa kế thế nào?
Do người có tài sản không để lại di chúc nên tài sản của họ thuộc di sản thừa kế và được chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651, Bộ luật Dân sự.

Theo đó, di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Người mất không để lại di chúc, phân chia di sản thừa kế thế nào?
Hình minh họa.

Tương tự hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Đây gọi là thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 BLDS.

Theo Đời sống và Pháp luật

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.48268 sec| 630.523 kb