Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2020

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2020
Trong tháng 2/2019, có một số chính sách quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chính thức có hiệu lực.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2020
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2020. (Ảnh minh họa)

Bãi bỏ nhiều văn bản về tiền lương công chức

Từ ngày 1/2/2020, bãi bỏ nhiều văn bản liên quan đến việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức. Đây là nội dung chủ yếu được Bộ Nội vụ nêu tại Thông tư 15/2019/TT-BNV.

Theo đó, 3 Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên tịch ban hành được bãi bỏ gồm: Thông tư liên tịch số 125/TT-LB ngày 24/6/1995 hướng dẫn bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự BHXH của hệ thống lao động, thương binh và và Tổng LĐLĐ Việt Nam sang BHXH Việt Nam; Thông tư liên tịch số 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 29/12/1999 hướng dẫn điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và mức sinh hoạt phí với người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; Thông tư liên tịch số 72/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 26/12/2000 hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí với người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước.

Thi giáo viên dạy giỏi chỉ còn được chuẩn bị trước 2 ngày

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 22 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non và phổ thông. Thông tư này được áp dụng từ ngày 12/02/2020.

Theo đó, Thông tư quy định giáo viên chỉ được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong không quá 02 ngày trước thời điểm thi (Quy định trước đây là không quá 01 tuần trước thời điểm thi giảng).

Nội dung thi cũng được thay đổi. Thay vì thực hành và thi kiểm tra năng lực hiểu biết, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ… như trước, giáo viên tham dự hội thi sẽ phải thực hiện 02 nội dung: Thực hành dạy một tiết và trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy trong thời gian không quá 30 phút.

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, Hội thi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần.

Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận. Với danh hiệu cấp tỉnh được bảo lưu trong thời hạn 3 năm tiếp theo của năm được công nhận.

8 loại “văn bằng trình độ tương đương” trong giáo dục đại học

Ngày 15/02/2020 là thời điểm Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định chi tiết về các văn bằng đại học và tương đương.

Tại Điều 15 của Nghị định, Chính phủ quy định hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Bằng cử nhân (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6); Bằng thạc sĩ (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7) và Bằng tiến sĩ (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8).

Ngoài ra, có 8 loại văn bằng của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học được coi là văn bằng trình độ tương đương, gồm:

- Bằng bác sĩ y khoa

- Bằng bác sĩ nha khoa

- Bằng bác sĩ y học cổ truyền

- Bằng dược sĩ

- Bằng bác sĩ thú y

- Bằng kỹ sư

- Bằng kiến trúc sư

- Và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ.

Giá nhân công xây dựng cao nhất 280.000 đồng/ngày

Nguyên tắc, nội dung, phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng được hướng dẫn tại Thông tư 15 năm 2019 của Bộ Xây dựng. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2020.

Thông tư đặt ra khung đơn giá cho công nhân xây dựng, lái xe, vận hành máy và thiết bị thi công, kỹ sư khảo sát xây dựng theo từng vùng như sau:

- Vùng I: Từ 213.000 - 280.000 đồng/ngày;

- Vùng II: Từ 195.000 - 260.000 đồng/ngày;

- Vùng III: Từ 180.000 - 246.000 đồng/ngày;

- Vùng IV: Từ 172.000 - 237.000 đồng/ngày.

Dựa trên khung đơn giá này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định đơn giá cho nhân công xây dựng trong tỉnh theo nguyên tắc: Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc, điều kiện làm việc, đặc điểm, tính chất công việc; Phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng; Thời gian làm việc 8 giờ/ngày…

Bổ sung mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thú y

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Theo đó, Nghị định bổ sung quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.

Ngoài ra, Nghị định còn đưa ra quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính khi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, phạt tiền từ 40-45 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau:

Thuốc hết hạn sử dụng; không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên;

Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kg (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;

Thuốc không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/2/2020

Sửa quy định về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tại Nghị định 06 năm 2020, Chính phủ đã sửa đổi quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo đó, bổ sung trong khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nội dung về dự kiến tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bên cạnh các nội dung khác như:

- Diện tích từng loại đất dự kiến thu hồi;

- Số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;

- Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đối tượng thu hồi đất;

- Dự kiến giá đất bồi thường đối với từng loại đất, từng loại vị trí…

Đồng thời, với trường hợp thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư mà phải xây dựng khu tái định cư tập trung thì các nội dung trên phải gồm cả khu vực thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tập trung đó…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2020.

Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực

Sau một thời gian dài chỉ được thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại chính thức được Chính phủ công nhận tại Nghị định 08 năm 2020.

Trong đó, cho phép Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp lập vi bằng vi phạm đến , quốc phòng; riêng tư, bí mật cá nhân…

Nghị định cũng nhấn mạnh vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác, nhưng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Về phía Thừa phát lại, Nghị định yêu cầu Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, , thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/2/2020.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37376 sec| 657.352 kb