Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Những thay đổi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT từ năm 2020 cần biết

Những thay đổi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT từ năm 2020 cần biết
Năm 2020 sẽ có một số thay đổi quan trọng về chính sách BHXH, BHYT như điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu của người lao động; điều kiện và mức tính hưởng lương hưu đối với lao động nam; một số quyền lợi về BHYT được điều chỉnh.

Những thay đổi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT từ năm 2020 cần biết
Những thay đổi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT từ năm 2020. (Ảnh minh họa)

Phạm nhân được tham gia BHXH tự nguyện 

Điều 27 của Luật Thi hành án dân sự số 41/2019/QH14 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân.

Theo đó, phạm nhân có những quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án.

Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Phạm nhân cũng được tham gia BHXH tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ BHXH thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng).

Phương thức đóng, thời điểm đóng (kỳ đóng BHXH) tự nguyện của phạm nhân như sau:

- Đối với phương thức đóng hàng tháng hoặc 3 tháng một lần thì người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng vào bất kỳ ngày nào trong cả phương thức đóng đã chọn.

- Đối với phương thức đóng 6 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 4 tháng đầu.

- Đối với phương thức đóng 12 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 7 tháng đầu.

- Đối với phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm, bằng 60 tháng) và đóng một lần cho thời gian còn thiếu (đối với người đã đủ điều kiện để về tuổi đời để hưởng lương hưu và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

Về quyền lợi được hưởng của người tham gia BHXH tự nguyện và thân nhân:

- Hưởng lương hưu (khi nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên và có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên).

- Được cấp thẻ BHYT để khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT khi đang hưởng lương hưu (không phải mua BHYT).

- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá và tăng trưởng kinh tế phù hợp với Quỹ BHXH.

- Người đang hưởng lương hưu hoặc người đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên, khi qua đời thì thân nhân được hưởng tiền mai táng phí và tiền tuất một lần.

- Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng khi tham gia BHXH tự nguyện với thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm.

- Thời gian đã đóng BHXH đều được ghi nhận để tính hưởng BHXH

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi năm 2020 của người lao động

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH năm 2014 thì từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Riêng lực lượng vũ trang (sĩ quan, hạ sĩ quan… quân đội, công an) sẽ được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp:

- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020, mọi lao động đều phải đảm bảo đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Điều kiện và mức tính hưởng lương hưu đối với lao động nam

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với lao động nữ được tính là 15 năm là được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%. Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Một số quyền lợi về BHYT được điều chỉnh

Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 quy định từ ngày 1/7/2020 mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Theo đó, một số quyền lợi về BHYT của người tham gia BHYT nói chung và người lao động nói riêng sẽ được điều chỉnh thay đổi theo.

Cụ thể, mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT như sau:

- Người tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với trường hợp chi phí một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở tương đương 240.000 đồng.

- Người tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tương đương với 9,6 triệu đồng, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.

Xác định mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP:

- 0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 240.000 đồng

- 0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 800.000 đồng

- 1,0 lần mức lương cơ sở tương đương với 1,6 triệu đồng

- 2,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 4 triệu đồng.

Mức thanh toán chi phí vật tư y tế theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày 14/4/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT không vượt quá 45 tháng lương cơ sở tương đương với 72 triệu đồng.

Hàng loạt lợi thế đối với người nghỉ hưu vào năm 2020

Từ 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành với nhiều quy định mới liên quan đến việc nghỉ hưu của người lao động. Đối chiếu với quy định hiện hành, người nghỉ hưu vào năm 2020 có khá nhiều lợi thế hơn.

Đối với người nghỉ hưu khi đủ tuổi, Điều 54 Luật bảo hiểm 2014 quy định, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ… thì sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

Song, điểm a Khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019 đã sửa đổi Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 được siết chặt hơn như phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; Nam đủ 60 tuổi 3 tháng; nữ đủ 55 tuổi 4 tháng (sau đó mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam; 4 tháng với nữ để đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và năm 2035, nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi)…

Theo quy định trên, năm 2020 là cuối cùng áp dụng tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ. Bắt đầu sang năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên.

Trường hợp người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng đến năm 2021, lao động nam mới đủ 60 tuổi, nữ mới đủ 55 tuổi thì chưa được hưởng lương hưu luôn, mà phải bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đợi đến đủ 55 tuổi 4 tháng với nữ, 63 tuổi 3 tháng mới được hưởng lương hưu.

Với người nghỉ hưu trước tuổi, điều kiện để hưởng lương hưu với người lao động nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 cũng được quy định mới theo BLLĐ 2019.

Theo Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, năm 2020, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng lương hưu (với mức thấp hơn).

Song theo khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019, năm 2021, người nghỉ hưu trước tuổi chỉ được hưởng lương hưu nếu:

Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu: Nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

Có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu: Nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên..

Như vậy, điều kiện về tuổi đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi năm 2021 cũng chặt chẽ và cao so với năm 2020, nghĩa là người nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020 sẽ có lợi thế hơn so với người nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2021.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.36531 sec| 670.039 kb