Sắp xếp lại, xử lý tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Nghị định 171/2024/NĐ-CP bổ sung Điều 5a "Sắp xếp lại, xử lý tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài". Trong đó nêu rõ: Các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện rà soát tài sản hiện có bảo đảm tiêu chuẩn, định mức tại Nghị định này; trên cơ sở đó thực hiện như sau:
Đối với tài sản phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này thì được tiếp tục quản lý, sử dụng; cơ quan đại diện, bộ phận biệt phái, cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài có tài sản thực hiện thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo các hình thức quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Nghị định này.
Điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
Nghị định 171/2024/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 12a "Điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ".
Theo đó, việc điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Về thẩm quyền quyết định, Nghị định nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Giá xe ô tô, đối tượng sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện
Nghị định sửa đổi Điều 16 "Chủng loại, số lượng, giá xe ô tô và đối tượng sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện" như sau:
Đối với xe ô tô phục vụ công tác các chức danh Đại sứ và các chức danh tương đương, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với giá tối đa chưa bao gồm các loại thuế là 90.000 USD/xe (mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP là 65.000 USD/xe); Tổng lãnh sự và chức danh tương đương được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với giá tối đa chưa bao gồm các loại thuế là 85.000 USD/xe (mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP là 60.000USD/xe).
Căn cứ mặt bằng giá và yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và giá xe tối đa quy định nêu trên, Bộ Ngoại giao quyết định chủng loại, nhãn hiệu và giá xe phù hợp để trang bị xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh quy định nêu trên.
Đối với xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện (trừ bộ phận biệt phái)
Theo Nghị định, các chức danh của cơ quan đại diện tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc được bố trí xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của Thủ trường cơ quan đại diện.
Số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung như sau:
Số lượng biên chế để xác định số lượng xe ô tô quy định này không bao gồm các chức danh đã được trang bị xe theo quy định xe ô tô phục vụ công tác các chức danh nêu trên.
Trường hợp cơ quan đại diện có các bộ phận sáp nhập, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của các bộ phận sáp nhập được xác định tương ứng số lượng biên chế của từng bộ phận theo quy định trên.
Về giá xe phục vụ công tác chung, Nghị định nêu rõ, 01 xe ô tô với giá tối đa chưa bao gồm các loại thuế là 55.000 USD/xe; số xe còn lại với giá tối đa chưa bao gồm các loại thuế là 45.000 USD/xe.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Theo Báo Chính phủ