Luật sư Mai Thanh Bình - Công ty Luật TNHH Mai Thanh Bình (đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay:
Nếu căn nhà này là tài sản chung của hai vợ chồng thì theo khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình, vợ/chồng phải trả tiền tương ứng với 50% giá trị căn nhà cho đối phương. Sau đó, có thể làm thủ tục sang tên chủ quyền căn nhà đứng tên vợ/chồng.
Hoặc vợ/chồng có thể phân chia căn nhà bằng hai cách:
- Hai bên có thể lập văn bản thỏa thuận việc phân chia giá trị căn nhà và số tiền tương ứng với 50% giá trị căn nhà.
- Nếu hai bên không thể thỏa thuận được giá trị căn nhà, có thể khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản chung sau khi ly hôn. Khi đó, số tiền vợ/chồng phải trả sẽ tương ứng 50% giá trị căn nhà theo giá thị trường tại thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật.
Nếu căn nhà là tài sản riêng, theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ/chồng phải chứng minh: Tài sản riêng có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được hình thành từ tài sản riêng.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này... và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của chị.
Khi chứng minh được các vấn đề trên, đối phươg không có bất cứ quyền lợi gì đối với căn nhà nên không được yêu cầu chia đôi. Do đó, vợ/chồng có thể giữ căn nhà này làm tài sản cho con.
Theo Đời sống và Pháp luật
Link nguồn: https://www.doisongphapluat.com/tu-van-phap-luat-sau-ly-hon-phai-lam-gi-de-giu-lai-nha-cho-con-a553541.html