Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xịt sơn, hủy hoại xe ô tô đỗ trước cửa nhà bị phạt thế nào?

Xịt sơn, hủy hoại xe ô tô đỗ trước cửa nhà bị phạt thế nào?
Hành vi “trị tội” các chủ xe ô tô dựng trước cửa nhà bằng sơn hoặc chất bẩn có thể bị phạt tới 20 năm tù theo quy định của pháp luật.

Thời gian gần đây, tình huống tài xế dừng đỗ ôtô trước cửa nhà dân hay chắn mặt tiền các cơ sở kinh doanh, đã bị chủ nhà xịt sơn, đổ chất bẩn gây thiệt hại cho phương tiện luôn gây tranh cãi cho những người dùng mạng.

Nếu như chủ nhà lý luận việc dừng, đỗ xe chắn cửa gây ảnh hưởng việc ra vào nhà mình, ảnh hưởng việc kinh doanh của cửa hàng thì tài xế ôtô lại lý giải, đoạn đường nào không có biển cấm thì vẫn được phép dừng, đỗ mà không phải xin phép bất cứ ai.

Trước những quan điểm trái ngược trên, đã đưa ra câu trả lời dựa theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Theo quan điểm luật sư, đường đi là tài sản của Nhà nước và không thuộc sở hữu của riêng ai. Lái xe hay chủ nhà, chủ cơ sở kinh doanh không ai có quyền sở hữu hay cấm đoán.

Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định những nơi không có biển cấm thì phương tiện được phép dừng, đỗ mà không bị phạt. Tuy nhiên, do đặc thù hạ tầng đô thị, bãi đỗ xe còn thiếu nên người dân khi tham gia giao thông hay tham gia vào các quan hệ dân sự khác không nên chỉ dựa vào quy định pháp luật làm cơ sở duy nhất để xử lý, mà đôi khi phải hướng tới sự thấu tình đạt lý.

Xịt sơn, hủy hoại xe ô tô đỗ trước cửa nhà bị phạt thế nào?

Nếu tuyến đường không cấm dừng, đỗ mà lái xe thoải mái dừng, đỗ sẽ gây khó khăn chủ nhà. Đặc biệt, việc đỗ ôtô quá lâu ở lối ra vào những nơi buôn bán gây ảnh hưởng lớn đến việc việc kinh doanh của cửa hàng.

Do đó, cả tài xế lẫn chủ nhà hay chủ cơ sở kinh doanh tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý tình huống cho phù hợp, tránh vướng vòng lao lý.

Với hành vi xịt sơn, đổ chất bẩn hoặc làm hư hại tài sản, gây thiệt hại cho ôtô của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm .

Nếu cơ quan chức năng định giá giá trị tài sản bị hủy hoại dưới 2 triệu đồng, mà không thõa mãn các dấu hiệu hình sự khác thì chỉ bị xử lý hành chính theo Khoản 2 Điều 15, Nghị định số 167 của Chính phủ. Mức phạt từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền định giá giá trị tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thỏa mãn các dấu hiệu hình sự khác, như: Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.

Theo Điều 178, tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác có mức án cao nhất lên đến 20 năm tù và các hình phạt bổ sung về bồi thường dân sự.

Theo Zing

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.03529 sec| 634.063 kb