Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cô Tiên sao kê và chuyện cột giày ruộng dưa

Cô Tiên sao kê và chuyện cột giày ruộng dưa
Dù đã công bố 18.000 trang sao kê tài khoản từ thiện nhưng Thuỷ Tiên - Công Vinh vẫn chưa thể làm hài lòng dư luận. Vì sao lại như vậy?

Cô Tiên sao kê và chuyện cột giày ruộng dưa

Tháng 10/2020 - những ngày cả miền Trung oằn mình gánh chịu hậu quả bão lũ, cùng hàng loạt đã đứng lên kêu gọi từ thiện từ các mạnh thường quân và trực tiếp vào vùng lũ để cứu trợ bà con.

Việc làm của Thuỷ Tiên thời điểm đó tạo được sự đồng thuận lớn trong dư luận, số tiền quyên góp tăng hàng tỷ, chục tỷ đồng mỗi ngày. Các clip được đăng trên mạng của Thuỷ Tiên thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, và bình luận cảm kích của cộng đồng mạng.

Đâu đó trong những lời ca ngợi, người ta vẫn bày tỏ sự lo lắng cho Thuỷ Tiên khi số tiền quyên góp lần lượt vượt 50 tỷ đồng, 100 tỷ đồng và tới con số 177 tỷ đồng như sao kê được công bố. Đáp lại những quan ngại của người hâm mộ, cô tuyên bố chỉ làm tự thiện một mình, không cần thành lập tổ chức cứu trợ, giao cơ quan chức năng để giải ngân hay thuê đơn vị kiểm toán.

"Nếu như vì việc này mà mình không may mất hết, mình cũng vui vẻ chấp nhận. Vì mình tin rằng số lượng người được giúp cũng đáng để mình đánh đổi mà. Ai mà không đến lúc già đi và mất hết chứ?", người hâm mộ vẫn còn nhớ lời khẳng định của Thuỷ Tiên khi đó.

Và thực tế diễn ra không nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

Không cần đợi tới lúc những buổi livestream về giấc mơ của vị doanh nhân, CEO tập đoàn bất động sản nào đó, những râm ran, xì xào về khoản tiền 177 tỷ đồng từ thiện cũng đã xuất hiện từ lâu.

Sao kê - liệu đã đủ minh bạch hay chưa?

Chuyến từ thiện miền Trung kết thúc với "sao kê" viết tay nằm vỏn vẹn trên một tờ giấy A4 - chắc chắn chưa đủ.

Vậy 18.000 trang sao kê tài khoản kêu gọi từ thiện có dấu mộc đỏ của ngân hàng, livestream công khai toàn bộ quá trình sao kê - với nhiều người vẫn chưa minh bạch.

Tôi tin, niềm tin của người hâm mộ đối với Thuỷ Tiên không phụ thuộc vào số trang sao kê hay tần suất những buổi livestream ồn ào trên .

Vậy, Thuỷ Tiên đã không đúng ở bước nào?

Sau chuyến từ thiện, tầm ảnh hưởng của Thuỷ Tiên tăng vọt, mọi động thái của cô và gia đình đều được quan tâm đặc biệt.

Từ chuyện "xin" cộng đồng mạng được sửa Bạch Dinh 22 tỷ đồng nhưng lại thành "xây mới", chuyện chồng cho tiền tiêu vặt 40 tỷ đồng, hay mới đây nhất là rò rỉ thông tin về khoản vay ngân hàng 17 tỷ đồng được trả nợ sau khi chuyến từ thiện kết thúc... đều được đưa ra phân tích, bàn tán.

Chuyện xưa có kể, một người đội một chiếc nón đi qua một vườn cây đầy mận chín, trong sự vô ý, giơ tay sửa nón, người khác bèn nghi ông ta trộm hái mận.

Lại có một người, trong lúc băng qua ruộng dưa, đúng lúc dây giày bị đứt, ông ta ngồi thụp xuống để cột lại, không ngờ kẻ khác bảo rằng ông ta trộm dưa.

“Ruộng dưa không cột giày, gốc mận không sửa mũ” (qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan) - ấy là chỉ những hành động vô tình của họ rất dễ đưa đến sự hiềm nghi.

Những hành xử, mẩu chuyện nhỏ mà Thuỷ Tiên "khoe" trên mạng xã hội, nếu cô không phải là người đã kêu gọi được cả trăm tỷ đồng tiền từ thiện, ắt sẽ chẳng phải chuyện đáng bàn.

Vậy làm thế nào để Thuỷ Tiên hay những nghệ sĩ, những người có tầm ảnh hưởng có thể toàn tâm toàn ý với công việc thiện nguyện của mình, có thể huy động tối đa nguồn lực xã hội cho công tác cứu trợ mà không sợ chuyện "cột giày ruộng dưa, sửa mũ gốc mận"?

Ứng dụng công nghệ có thể là câu trả lời.

Khi chưa có luật định cụ thể về việc quyên góp tiền từ thiện đối với các cá nhân, chúng ta cần có một một nền tảng trung gian kết nối giữa người ủng hộ và các quỹ, nhóm, cá nhân, doanh nghiệp có các dự án phi lợi nhuận, thiện nguyện. Hệ thống này sẽ ứng dụng công nghệ, đóng vai trò thu hộ hoặc hỗ trợ thông báo giao dịch.

Không chỉ là chuyển tiền tài khoản mà bất kỳ hình thức quyên góp nào cũng sẽ được ghi nhận trực tuyến trên nền tảng số - nơi mà cả người nhận và người quyên góp đều có thể theo dõi từng giờ, từng phút.

Đó là ở chiều thu, còn việc chi cũng cần được kiểm toán chi tiết. Có thể không phải là tổ chức kiểm toán chính quy mà cần sự chứng kiến, xác nhận của từng người nhận, của chính quyền địa phương...

Đã có những startup làm được điều đó, tại sao không ứng dụng công nghệ số, đưa vào thực tiễn?

Số hoá không phải là khái niệm hàn lâm trên của các bộ ngành, doanh nghiệp, không chỉ là "chiếc thìa bạc" được kỳ vọng giải quyết mọi điểm nghẽn của các ngành kinh tế hiện nay, mà tư tưởng "số hoá" cần được khơi thông từ chính những người dân trong cộng đồng.

Tôi tin, nếu những "cô Tiên đời thường" biết ứng dụng số hoá ngay từ ban đầu, bây giờ đã không phải đau đầu đi tìm cách sao kê, chứng minh mình minh bạch.

Và tôi tin, sẽ chẳng có ruộng dưa, gốc mận nào sợ người ta đi ngang qua cột giày, sửa mũ nếu biết ứng dụng tốt công nghệ thông tin.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.35768 sec| 645.219 kb