Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vì thu nhập thấp nên không dám kết hôn?

Vì thu nhập thấp nên không dám kết hôn?
Điều quan trọng nhất của một đôi vợ chồng, có lẽ là sự thấu hiểu và sẻ chia, còn những điều khác, dần dần khắc phục được hết.

Vì thu nhập thấp nên không dám kết hôn?

Câu chuyện liên quan đến và hạnh phúc gia đình, là câu chuyện muôn thuở của con người, từ khi con người hình thành nên văn minh, có lễ giáo. Mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa, có nhận thức, quan niệm và cách ứng xử với việc kết hôn là khác nhau. Nhưng dù có muôn vàn cách thức khác nhau, thì chung quy lại, kết hôn vẫn là việc hệ trọng của cuộc đời mỗi người.

Ở quê, tôi có một người bạn thời tuổi thơ, vì gia cảnh khó khăn nên chưa học hết cấp hai đã nghỉ, và sau đó là sống đời vợ chồng với một người đàn ông lớn hơn dăm tuổi. Không có kết hôn gì cả, chỉ hợp lòng nhau, mà đến với nhau.

Đương nhiên, theo quy định của pháp luật, đã là vợ chồng thì chắc chắn có giấy xác nhận hôn nhân. Nhưng ở đây, tôi muốn nói là họ không tổ chức đám cưới hay hôn lễ gì. Chỉ mến nhau mà đến, và sống hạnh phúc bên nhau.

Giờ, con bạn ấy đã lớn, đứa cả lên cấp ba rồi. Nhiều khi tôi tự nghĩ, hạnh phúc chỉ cần đơn giản là vợ chồng hiểu nhau, cần gì những thủ tục rườm rà. Dù biết rằng, nếu ta bỏ hết các thủ tục cưới xin từ xưa đến nay, thì văn hóa sẽ mất.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây tôi muốn nói là hoàn cảnh của mỗi người. Như người bạn của tôi, hoàn c mất sớm, sau đó bố lại mất theo, nhà đông anh em, gia cảnh nghèo khó, tự mỗi người bươn chải vào đời, tự lo cho cuộc sống của mình. Có khi, chọn lựa không làm lễ kết hôn, không đám hỏi, cũng là chọn lựa bất đắc dĩ. Tuy thế, hoàn cảnh như vậy, chọn lựa như vậy, cũng không sai.

Vợ chồng, đến với nhau là định mệnh, là duyên định ngàn năm, nào ai có biết được, chỉ cần lòng mình mở rộng để đón lấy đối phương thôi. Vợ chồng bạn, tuy không tổ chức hôn lễ như mọi người khác, nhưng lại sống hạnh phúc bền lâu.

Điều quan trọng nhất của một đôi vợ chồng, có lẽ là sự thấu hiểu và sẻ chia, còn những điều khác, dần dần khắc phục được hết. Bởi, có một thực tế lạ lùng là nhiều cặp vợ chồng tổ chức đám cưới linh đình, nhưng khi về sống với nhau được một thời gian, rồi chia tay, ly hôn. Vì, trong cuộc sống vợ chồng, không được cùng nhau, hoặc người nữ sai, hoặc người nam sai, nhưng chung quy thì cả hai cảm thấy không thể sống được cùng nhau nữa.

Điều đó xảy ra thường xuyên, gần như phổ biến, trong đương đại ngày nay. Có những bạn rất trẻ, tuổi đời chưa đến ba mươi, nhưng lại đã kết hôn hai lần, hoặc hơn!

Điều đó, làm tôi nhìn lại về đời sống vợ chồng của người bạn hàng xóm của tôi, họ không từng kết hôn, nhưng lại sống bền lâu và hạnh phúc. Vậy, kết hôn hay không, có quan trọng?

Đương nhiên, hạnh phúc của một đời người, nếu không vì nguyên nhân bất đắc dĩ nào, thì hiển nhiên phải kết hôn. Đó vừa là giữ gìn truyền thống quý báu của người Việt, vừa là điều cần thiết mà mỗi người cần phải có.

Tôi dẫn dụ ra câu chuyện của người bạn hàng xóm của tôi, điều tôi muốn chia sẻ là, để kết hôn, điều cần thiết là sự thấu hiểu giữa hai con người. Chắc đó là điều quan trọng nhất, trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền chặt.

Thời gian gần đây, tôi đọc được đâu đó, trên phương tiện thông tin đại chúng, rằng nhiều bạn trẻ không dám lập gia đình (không dám kết hôn) vì thu nhập thấp. Nó làm dấy lên trong tôi vài điều nghĩ ngợi.

Dù muốn dù không, thì phải thừa nhận một thực tế, rằng xã hội Việt Nam hiện nay có sự phân hóa giàu nghèo rất lớn, và đâu đó, nhiều thanh niên Việt không dám kết hôn vì thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, là một thực tế hiển nhiên.

Tuy vậy, nếu các bạn mượn lý do thu nhập thấp để không lập gia đình, thì có thể, đó chưa phải là một lý do thỏa đáng.

Cuộc sống vốn phân chia tầng lớp giàu nghèo, từ ngàn năm nay đã thế, và ông bà ta đã có câu: Nồi nào úp vung nấy. Chỉ sợ tiêu chuẩn chọn lựa bạn đời của bạn quá cao. Hoặc bạn đang mang trong lòng một tham vọng lớn nào đó, điều mà bạn chưa làm được thì chưa nghĩ đến kết hôn. Còn không, nếu đã sống một cuộc đời bình thường, thì trong bất cứ hoàn cảnh hiện hữu nào, bạn vẫn có thể tìm được đối tượng phù hợp.

Bạn lo lắng cho việc , là đúng. Bạn lo rằng, với thu nhập hiện tại, bạn không lo được cho bản thân, huống hồ lại lo cho gia đình, là đúng. Tất cả những lý do đó đều không có gì hoài nghi, hay sai trái.

Nhưng tất cả những lý do đó, chưa thực sự đầy đủ.

Có bao giờ bạn nghĩ, khi hai người về chung một nhà, thì gánh nặng gia đình là cả hai cùng lo, cuộc sống cả hai cùng san sẻ, chi phí chung chi sẽ tiết kiệm ít nhiều. Có bao giờ bạn nghĩ, rằng bạn tiết kiệm những khoản chi tiêu không cần thiết, chỉ để tập trung vào những gì thiết thực thôi. Có bao giờ bạn nghĩ, khi bạn lập gia đình, thì được sự hỗ trợ từ hai phía gia đình.

Tôi vẫn nghĩ, rằng thu nhập thấp chưa phải là lý do cốt yếu dẫn đến sự chưa lập gia đình của bạn. Điều quan trọng là bản thân mình. Bạn có khao khát một cuộc sống gia đình? Bạn có sẵn sàng hi sinh những thú vui cá nhân để chăm lo hạnh phúc gia đình? Bạn có chọn lựa người phù hợp với hoàn cảnh của mình?

Câu chuyện cuộc sống của cá nhân mỗi người luôn là một câu chuyện chứa nhiều yếu tố phức tạp, từ chính chủ thể, cũng như muôn vàn tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn “không dám kết hôn” chỉ vì “thu nhập thấp”, thì tôi nghĩ bạn nên suy nghĩ lại về nghề nghiệp, về hướng đi của cuộc đời mình.

Bởi, tôi hiểu rằng, khi một người đã chọn lựa, thì chắc chắn sẽ có cách để giải quyết. Chỉ là, bản thân có xác định hay không.

Dù sao, nếu chỉ vì lý do thu nhập thấp mà không dám kết hôn, thì có lẽ đó chưa phải là lý do thực sự?...

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Theo Người Đưa Tin Pháp luật

Link nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/vi-thu-nhap-thap-nen-khong-dam-ket-hon-a666653.html

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23170 sec| 645.984 kb