Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xin quan tâm hơn đến SGK tiếng dân tộc, thưa Bộ Giáo dục - Đào tạo!

Xin quan tâm hơn đến SGK tiếng dân tộc, thưa Bộ Giáo dục - Đào tạo!
Đó là mong muốn mà nhiều giáo viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có dạy học tiếng dân tộc đang tâm tư khi ngành giáo dục đang chậm trễ trong việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa (SGK) tiếng dân tộc trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Xin quan tâm hơn đến SGK tiếng dân tộc, thưa Bộ Giáo dục - Đào tạo!

Hơn ai hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan cần đứng ra chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự chậm trễ không đáng có này! Và xin Bộ đừng quên các học trò vùng đồng bào dân tộc vẫn đợi một câu trả lời!

Thế nhưng, dù trả lời hay không, điều đó ngay lúc này lại không phải quá quan trọng nữa. Quan trọng nhất có lẽ là cả ngành giáo dục nên tập trung tìm ra câu trả lời, một hướng “gỡ rối” cho tình huống tréo ngoe này. Bởi nếu không gỡ được cái sự chậm trễ ấy lại để lại những hệ lụy chẳng thế chấp nhận được dù chỉ là thoáng qua trong suy nghĩ mà thôi.

Đầu tiên, khi người ta mải mê lo đấu thầu, lo phân bổ, lo điều chỉnh giá… với bộ SGK mới, thì còn một mảng quan trọng trong làm SGK đó là SGK tiếng dân tộc ít người nằm trong danh mục giảng dạy của một số địa phương lại chậm trễ đến mức những người quan tâm đành thốt lên câu hỏi giống như ca từ một bài hát nổi tiếng của Trịnh nhạc sĩ: “Em còn nhớ hay em đã quên”?

Lâu nay, trong chương trình SGK hiện hành đã có 7 thứ tiếng với hơn 20 tỉnh thành triển khai dạy học. Cùng với đó có hơn 700 trường, hơn 4.800 lớp đang có thực hiện giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số. Con số ấy hẳn không lớn, nhưng chắc chẳng nhỏ chút nào. Và tầm quan trọng của việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho con em đồng bào bản địa thì hẳn ai cũng ý thức được. Vậy mà, người nhà thầy liệu có biết hay chăng?

Ngôn ngữ đồng bào dân tộc ít người, chữ viết của một dân tộc không chỉ là vốn quý, là công cụ giao tiếp của đồng bào dân tộc đó. Mà hơn hết, trong ngôn ngữ còn cô đọng, chứa đựng nét đẹp văn hóa ngàn năm của đồng bào các dân tộc. Những nét đẹp đó đã và đang tiếp tục bồi đắp, hội tụ làm nên bức tranh văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Và hơn hết, từ trước đến nay, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm chăm lo đến đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào các dân tộc ít người. Điều đó đã được cụ thể hóa sống động qua nhiều chương trình thiết thực! Vậy mà, những người có trách nhiệm trong chỉ đạo, và trực tiếp thực hiện xây dựng chương trình GDPT, biên soạn SGK mới liệu có đang nỡ lãng quên một phần trách nhiệm chung tay của mình?

Và cho đến lúc này, chỉ còn chừng hai tháng nữa để bắt đầu triển khai chương trình GDPT mới với bộ SGK lớp 1 thì gần như ý tưởng, hình hài về cuốn SGK dạy tiếng dân tộc thiểu số theo chương trình này gần như chưa được phác họa. Vậy, người ta sẽ làm gì trong khoảng 60 ngày tới đây để học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số được học chương trình dành cho các em.

Câu hỏi đặt ra là, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo tìm cách xoay sở, “chữa cháy” thì liệu có kịp? Mà nếu kịp thì chất lượng có được bảo đảm không? Giáo viên có kịp tiếp cận chương trình để đưa vào giảng dạy?...

Cũng không ít người cho rằng, ngành giáo dục sẽ chọn cách thức “khôn” hơn. Đó là tạm gác lại câu chuyện ấy, chấp nhận để các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số học theo bộ sách cũ. Vậy thì, thật khó mà chấp nhận được! Cùng độ tuổi nhưng lại phải đi sau, cùng đi học nhưng chương trình lại cũ…

Có quá nhiều câu hỏi, có quá nhiều những băn khoăn đặt ra vẫn chờ trả lời từ người có trách nhiệm! Thế nhưng, dường như chưa có một câu trả lời nào của người đứng đầu ngành giáo dục được đưa ra cho đến lúc này!

Rồi, giáo dục sẽ lại “lựa gió xoay chiều” để tìm ra một phương cách tối ưu và đẹp mặt nhất trong sự việc lần này! Thế nhưng dù xử lý cách nào đi chăng nữa thì thiệt thòi thuộc về các em nhỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ bước vào học lớp 1 năm học mới tới đây là đã nhìn rõ!

Ai sẽ nhận trách nhiệm và làm gì để gỡ rối cho việc lần này? Những người làm giáo dục hẳn sẽ bằng cái tâm của người làm nghề mà có câu trả lời thỏa đáng!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.53078 sec| 637.617 kb