Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xuất nhập khẩu trong đại dịch Covid-19

Xuất nhập khẩu trong đại dịch Covid-19
Có bạn sẽ đặt câu hỏi: giãn cách, phong toả như thế, nhiều nhà máy đóng cửa như thế, tại sao xuất nhập khẩu vẫn tăng?

Kể từ ngày dịch Covid-19 bùng phát trở lại, với các đợt giãn cách, phong toả thì không những chỉ các ngành hàng không, du lịch, khách sạn mà còn thêm các ngành ẩm thực (nhà hàng, quán ăn), thương mại, bán lẻ, dịch vụ, (, ca nhạc, quán bar, ), xây dựng dân dụng… cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Không những vậy, các lĩnh vực chế biến thuỷ sản, dệt may, giày da, xuất khẩu nông sản cũng chịu tác động lớn. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện có khoảng 30-35% doanh nghiệp , may mặc phải đóng cửa.

Theo Seafood Source thì có trên 50% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải ngừng hoạt động. Bloomberg nhận định xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể sẽ giảm 30%.

Thế nhưng trong bức tranh kinh tế ảm đạm ấy, vẫn có những tin vui: Các nhà máy trong khu công nghiệp ở Bắc Giang đã khôi phục hoạt động trở lại đến 98%, các khu công nghiệp ở phía bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam… không những hoạt động bình thường mà nhiều nhà máy còn tăng mạnh sản xuất để đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp CNTT, phần mềm (đặc biệt là phần mềm xuất khẩu), sản xuất mobile game, nhờ tổ chức làm việc tại nhà và vẫn có nhiều hợp đồng từ Mỹ, Euro, Nhật Bản, Hàn Quốc nên vẫn tăng trưởng khá tốt.

Bất chấp nhiều nhà máy may mặc thời trang phải đóng cửa, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Bangladesh - đất nước có dân số lớn gấp 1,65 lần Việt Nam; Không những thế, Việt Nam đã tiến lên sản xuất cả các mặt hàng trung cấp và cao cấp, chứ không chỉ thuần tuý các mặt hàng cấp thấp, giá rẻ.

Xuất nhập khẩu trong đại dịch Covid-19
Xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng ở mức rất cao bất chấp dịch Covid-19.

Theo Tổng cục Hải quan, hàng hoá xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng ở mức rất cao: Xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng trưởng 25,5%; nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng trưởng 35,3%. Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt 373,36 tỷ USD, bằng 68,64% cả năm 2020.

Có bạn sẽ đặt câu hỏi: giãn cách, phong toả như thế, nhiều nhà máy đóng cửa như thế, tại sao xuất nhập khẩu vẫn tăng?

Câu trả lời như sau:

Trong 6 tháng đầu năm chỉ có các khu công nghiệp ở Bắc Giang ảnh hưởng nặng nề, các khu công nghiệp Bắc Ninh, Hải Dương ảnh hưởng chút đỉnh.

Các nhà máy ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An bị ảnh hưởng nhẹ trong tháng 6 và ảnh hưởng nặng trong tháng 7. Chính vì vậy mà xuất nhập khẩu trong tháng 7 đã bị chững lại: Xuất khẩu tháng 7 chỉ tăng 8,4%, còn nhập khẩu tăng 29,9% (thấp hơn trung bình 7 tháng).

Có khá nhiều doanh nghiệp ở phía Bắc đã mở rộng sản xuất, lắp thêm dây truyền, làm việc 3 ca liên tục để đáp ứng các đơn hàng từ nước ngoài, cá biệt có nhà máy hàng hoá xuất khẩu tăng trưởng lên đến 100%.

Tất nhiên tháng 8 và có thể cả tháng 9 nữa, xuất nhập khẩu sẽ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề và hàng xuất nhập khẩu vẫn có thể giảm tiếp.

Chúng ta cùng đặt quyết tâm và giữ vững niềm tin rằng dịch bệnh sẽ được khống chế vào ngày 15/9, để sản xuất, kinh doanh của cả nước nhanh chóng khôi phục trở lại và quý IV sẽ làm việc bằng 2, bằng 3 bù đắp cho quý III.

Vắc-xin, vắc-xin, vắc-xin, 5K, 5K, 5K, chờ ngày 15/9, chờ ngày cuộc sống trở lại bình thường mới.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40595 sec| 633.805 kb