Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2023

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2023
Văn phòng Chính phủ vừa có thông cáo báo chí Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2023.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nêu rõ:

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến phục hồi và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu; ở trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép cả từ các yếu tố bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nên chúng ta đã cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%, nhưng do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh của một số ngành công nghiệp chủ yếu như điện tử, dệt may, da giầy, đồ gỗ do một số nước là bạn hàng lớn của ta phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ưu tiên chống lạm phát và biện pháp bảo hộ để duy trì tăng trưởng, dẫn đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76% vào mức tăng trưởng chung, trong đó giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp quý I năm 2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao, ở chiều ngược lại nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng rất thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do yếu tố thị trường.

Với xu hướng biến động ngày càng phức tạp, khó lường về địa chính trị và địa kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta với độ mở lớn, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tích cực chủ động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn xử lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền về pháp lý, về thủ tục hành chính, về tiếp cận vốn, về điều kiện kinh doanh, về thanh khoản ngân hàng, về nợ và thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhất là các dự án lớn, trọng điểm; đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, tiêu cực để sớm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu, duy trì, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu, .

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ phân công các đồng chí Thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp làm việc với từng địa phương để kịp thời nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu tại địa phương, làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả nhằm sớm phục hồi tăng trưởng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế năm 2023 và cả giai đoạn nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Để thực hiện kịp thời, hiệu quả cao các nội dung, công việc nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, các đề xuất và kiến nghị cụ thể... (đề cương nội dung báo cáo gửi kèm), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 13 tháng 4 năm 2023 để tổng hợp chung về các nhóm vấn đề cần phải xử lý, giải quyết tháo gỡ ở các địa phương và để dự kiến phân công đồng chí Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với địa phương; đồng thời, gửi đến các bộ, ngành liên quan để biết và chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thực hiện.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị báo cáo; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất phân công và xây dựng kế hoạch làm việc của các Thành viên Chính phủ sau khi có báo cáo nhanh của các địa phương, bảo đảm khoa học, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, kêu gọi chung chung; tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong đó phân loại các nhóm vấn đề, thẩm quyền giải quyết và gửi Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

3. Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

* Đề cương báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu; các tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển

1. Tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh thời gian qua (đánh giá, so sánh, nguyên nhân chủ quan, khách quan), tập trung vào các lĩnh vực có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng;

b) Tình hình đầu tư xây dựng, tập trung và các dự án trọng điểm có sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng;

c) Tình hình xuất nhập khẩu;

d) Tình hình khác có liên quan.

2. Các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

a) Về thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng

- Thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai (giao đất, thuê đất, xác định tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lúa…);

- Thủ tục đầu tư, xây dựng (phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án, thẩm định thiết kế cơ sở…);

- Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

- Công tác tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư.

- Công tác phòng cháy chữa cháy;

- Các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch (quy hoạch ngành, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết);

- Thủ tục hành chính khác.

b) Về chính sách tín dụng

- Về thủ tục, điều kiện vay vốn;

- Về hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá;

- Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

c) Về chính sách thuế, phí, lệ phí

- Về thủ tục hoàn thuế;

- Về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí;

d) Về thị trường

- Về nguyên, vật liệu (nguồn cung, giá nguyên vật liệu);

- Về thị trường tiêu thụ trong nước (diễn biến cung cầu hàng hóa, thương mại điện tử);

- Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, thương mại biên giới; xúc tiến thương mại, dịch vụ logistics.

đ) Về vấn đề lao động

Giấy phép lao động, Visa xuất nhập cảnh…

e) Về những nội dung khác

3. Kiến nghị, đề xuất

- Đề xuất, kiến nghị phương án xử lý các khó khăn vướng mắc, xác định thẩm quyền giải quyết.

- Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu trên địa bàn.

- Kiến nghị khác.

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 119/TB-VPCP ngày 10/4/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023. Quý I năm 2023 TTATGT cơ bản được bảo đảm

Thông báo nêu: Quý I năm 2023 tiếp tục đà phục hồi kinh tế - xã hội, nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, nhất là trong các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cơ bản được bảo đảm. Tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể giảm 15,43% về số vụ, giảm 15,23% về số người chết và giảm 8,57% số người bị thương. Đặc biệt, số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn giảm sâu so với các năm trước; số vụ ùn tắc giao thông trong các dịp cao điểm giảm đáng kể sau khi triển khai thu phí điện tử không dừng trên phạm vi toàn quốc; tình hình vi phạm về thành thùng hàng và chở quá tải trọng xe tại các địa phương đã được xử lý căn bản.

Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trong ngành từ trung ương đến địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng, phương tiện và vận tải, cấp cứu nạn nhân TNGT… nhằm kéo giảm nguy cơ xảy ra các vụ TNGT cũng như giảm thiểu thiệt hại về tài sản, sức khỏe và sinh mạng của người tham gia giao thông.

Phó Thủ tướng đánh giá cao Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT. Biểu dương 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Thông báo nêu rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT quý I năm 2023 còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vi phạm về TTATGT còn nhiều, trong đó vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt chưa được xử lý kịp thời. Còn hiện tượng tụ tập, mô tô trái phép xảy ra tại một số địa phương. Vấn nạn xe ô tô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hoá lên phương tiện, khiến cho hàng hoá bị rơi xuống đường, gây mất ATGT chưa được xử lý triệt để. Số vụ ùn tắc giao thông cục bộ có xu hướng gia tăng. Còn 16 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2022, trong đó 11 tỉnh tăng trên 20% là: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hà Giang, Tây Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: (i) Hiệu lực thực thi pháp luật về TTATGT ở một số địa phương còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong việc thực hiện quy định ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ. (ii) Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém, tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường, làn đường, vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe... còn diễn ra, chưa được xử lý triệt để. (iii) Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị còn nhận thức chưa đúng, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, thậm chí "khoán trắng" cho lực lượng chuyên trách.

Tổ chức kiểm tra một số địa phương có tình hình TNGT tăng cao

Quý II năm 2023 sẽ là giai đoạn tăng tốc phát triển để tạo đà thực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng của cả năm, nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ tiếp tục tăng cao, nhất là trong dịp nghỉ Lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch Hè 2023, tạo nên thách thức lớn cho công tác bảo đảm TTATGT. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023 của Ủy ban ATGT Quốc gia.

Trong đó, Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới; tổ chức đoàn kiểm tra của Ủy ban ATGT Quốc gia tại một số địa phương có tình hình TNGT tăng cao trong quý I năm 2023.

Xử lý các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT mới phát sinh

Bộ Giao thông vận tải bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTATGT, đặc biệt là Dự án Luật Đường bộ và các Thông tư quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ, quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng, TTATGT và bảo vệ môi trường các dự án trọng điểm ngành GTVT, như các dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cầu Rạch Miễu 2… Bảo đảm điều kiện ATGT, bố trí các điểm dừng/nghỉ tạm thời và sớm đầu tư hệ thống trạm dừng nghỉ dọc đường cao tốc, nhất là các dự án sắp đưa vào khai thác.

Tiếp tục rà soát, xử lý các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT mới phát sinh; phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong mùa mưa lũ.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị của Bộ và Sở Giao thông vận tải các địa phương tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khai thác có hiệu quả dữ liệu từ hệ thống giám sát hành trình, camera gắn trên xe ô tô kinh doanh vận tải…; sớm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lái xe, chủ xe nhằm giảm nguy cơ TNGT đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; quản lý chặt chẽ điều kiện ATGT của phương tiện chở khách đường thuỷ, nhất là trên tuyến bờ ra đảo.

Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải theo kế hoạch và đột xuất, trong đó tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe đường bộ và việc sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ quản lý vận tải và bảo đảm ATGT tại các Sở Giao thông vận tải địa phương.

Xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT, trong đó tiếp tục duy trì chuyên đề xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không thắt dây an toàn trên ô tô...; tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm của lái xe, chủ xe ô tô kinh doanh vận tải; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ , trật tự và xử lý vi phạm giao thông".

Nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện các phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi tuyến đường, địa phương; rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các "điểm đen", các tuyến giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ lễ 30/04-01/5, nghỉ hè và kỳ thi Quốc gia năm 2023.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động tổng hợp, đánh giá xu hướng thông tin trên báo chí, truyền thông để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công tác truyền thông về bảo đảm TTATGT và có định hướng, chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền ATGT.

Các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Đổi mới phương thức tuyên truyền để nội dung tuyên truyền ATGT hấp dẫn hơn; xây dựng văn hoá giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu; tập trung xây dựng văn hoá giao thông an toàn trong đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp, khu công nghiệp có đông công nhân, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; đưa nội dung giáo dục tuyên truyền ATGT vào chương trình sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai Kế hoạch Năm ATGT 2023 tại địa phương; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương sơ kết công tác bảo đảm TTTAGT quý I và định hướng nhiệm vụ quý II năm 2023; triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm TTATGT đợt nghỉ lễ 30/4 -01/5 và cao điểm Hè 2023; chủ động trao đổi giữa các địa phương trong bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn; ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí bảo trì đường bộ để khắc phục các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch Năm ATGT 2023 tại địa phương - Duy trì thường xuyên và liên tục các hoạt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT theo chỉ đạo của Bộ Công an, kế hoạch năm ATGT 2023 của địa phương; ưu tiên kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý khi lái xe; chở hàng hoá quá tải trọng quy định của phương tiện và cầu đường và các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT... nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào quá trình xử lý của lực lượng chức năng trong các hoạt động bảo đảm TTATGT.

Đối với các tỉnh, thành phố có TNGT tăng cao trong quý I, đề nghị tổ chức kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của từng địa bàn, lĩnh vực để xảy ra TNGT tăng, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm TTATGT.

UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp về phòng, chống ùn tắc giao thông: (i) Phát huy hiệu quả hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị sau khi chính thức được đưa vào khai thác sử dụng; (ii) Chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên khảo sát, phát hiện cập nhật các bất cập, điều chỉnh phân luồng và tổ chức giao thông hợp lý; (iii) Tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí điểm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; khuyến khích phát triển và sử dụng vận tải công cộng gắn với đi bộ và đi xe đạp; quan tâm bảo đảm ATGT cho trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật.

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá Quý I năm 2023

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 118/TB-VPCP ngày 10/4/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá Quý I năm 2023.

Mặc dù nước ta không nằm trong nhóm nước có mức lạm phát cao so với các nước trong khu vực và thế giới, nhưng dự báo tình hình thế giới thời gian tới còn nhiều bất ổn, diễn biến khó lường, tác động tới giá các nguyên vật liệu đầu vào, mặt bằng giá chung, cung cầu hàng hóa trong nước và hoạt động xuất khẩu; sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đã có nhiều dấu hiệu tích cực song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn… đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm. 

Vì vậy, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cần chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, chủ động phân tích, dự báo, đánh giá để chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo; Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế. 

Có công cụ, chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm giữ ổn định giá trị đồng tiền

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong Quý II và các tháng còn lại của năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 05/1/2023.

Trong đó, về biện pháp chung, các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát số liệu tham số đầu vào, kịp thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung các phương án điều chỉnh, cập nhật các kịch bản điều hành giá cho những tháng tiếp theo, bảo đảm bám sát tình hình thực tế, nhất là việc tính toán, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, đảm bảo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu đề ra. 

Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, tác động đến Việt Nam; chủ động phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới để có chỉ đạo phù hợp, kịp thời trong sản xuất, kinh doanh, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; có công cụ, chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm giữ ổn định giá trị đồng tiền, không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện chính sách tiền tệ của các nước thay đổi nhanh, tác động đến tỷ giá; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá khi hàng hóa có biến động bất thường

Tiếp tục rà soát, thực hiện chính sách tài khóa theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và của Ban Chỉ đạo điều hành giá để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo nguồn cung.

Tiếp tục thực hiện các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự thảo Luật giá (sửa đổi) theo tiến độ; triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, có sự phân công, phân cấp rõ trong quản lý giá.

Chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá khi hàng hóa có biến động bất thường.

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung về kinh doanh xăng dầu

Đối với một số mặt hàng cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu… 

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg.

Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương theo dõi sát tình hình giá cả, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung với mức giá hợp lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Đánh giá kỹ tác động của các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá

Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ hàng không, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá, các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Về lương thực, thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.

Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, đáp ứng nhu cầu trong nước và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Thay thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 10/4/2023 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Cụ thể, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương là thành viên Ban Chỉ đạo thay ông Trần Quốc Khánh.

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 Ngày 10/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Vũ Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận Tại Công văn số 233/TTg-NN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Tiền Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 47,86 ha đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận 2 tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang tiếp thu và thực hiện đầy đủ ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất rừng được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư… đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; chỉ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất khi dự án đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Tiền Giang đảm bảo phù hợp với pháp luật đất đai, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và pháp luật lâm nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai; về quyết định và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo kết quả thẩm định, nội dung đề xuất việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận 2 tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên theo đúng quy định của pháp luật./.

 Thay thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ

 Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 10/4/2023 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Cụ thể, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương là thành viên Ban Chỉ đạo thay ông Trần Quốc Khánh.

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 

 Ngày 10/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Vũ Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận

Tại Công văn số 233/TTg-NN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Tiền Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 47,86 ha đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận 2 tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang tiếp thu và thực hiện đầy đủ ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất rừng được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư… đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; chỉ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất khi dự án đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Tiền Giang đảm bảo phù hợp với pháp luật đất đai, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và pháp luật lâm nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai; về quyết định và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo kết quả thẩm định, nội dung đề xuất việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận 2 tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên theo đúng quy định của pháp luật./.

Theo Báo Chính phủ

Link nguồn: https://baochinhphu.vn/chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-ngay-10-4-2023-102230411092850074.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27655 sec| 789.984 kb