Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật mới được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật mới được Quốc hội thông qua
Sáng 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Các Luật được thông qua gồm: Luật Tổ chức Toà án nhân dân; Luật Lưu trữ; Luật Công nghiệp quốc phòng, và động viên công nghiệp; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng , vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trước khi bước vào nội dung họp báo, ông Phạm Thanh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã có thông cáo đặc biệt về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần vào chiều 19/7 tại Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và gia quyến Tổng Bí thư", Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.

Các đại biểu dự họp báo tại Văn phòng Chủ tịch nước đã dành một phút mặc niệm để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật mới được Quốc hội thông qua
Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sáng 22/7 (Ảnh: QN).

Thông tin về Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Theo Thứ trưởng, việc xây dựng luật nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông; Đồng thời, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt quyền con người, quyền công dân theo quy định.

Luật có bố cục gồm 9 chương với 89 điều, quy định các nội dung cụ thể về: nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm…

Để triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, từ nay đến tháng 1-2025, Chính phủ cần ban hành 8 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ cần ban hành 1 Quyết định; các bộ cần ban hành 36 Thông tư quy định chi tiết.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật mới được Quốc hội thông qua
Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an trình bày nêu những nội dung cơ bản của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (Ảnh: QN).

Về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bao gồm 8 chương, 75 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai có hiệu quả, Bộ Công an đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trong đó, xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật bảo đảm tỉnh kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

Xây dựng các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo đảm khi ban hành, có hiệu lực cùng thời điểm Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn qua 5 năm thi hành, giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ.

Để triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024, từ nay đến ngày 1/1/2025, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định về chế độ chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và công tác cảnh vệ, Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các Thông tư quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật, cụ thể là: Thông tư quy định về các biện pháp cảnh vệ.

Thông tư quy định về chế độ huấn luyện nâng cao; huấn luyện đặc thù; huấn luyện, diễn tập phương án tác chiến; ra quân thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ. Thông tư quy định về Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng cảnh vệ.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật mới được Quốc hội thông qua
Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại họp báo (Ảnh: QN).

Về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Luật được xây dựng và ban hành nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của công nghiệp quốc phòng.

Tập trung vào các nội dung như nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ lưỡng dụng; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn.

Bên cạnh đó, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp, cơ sở công nghiệp động viên. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chánh án toà án nhân dân tối cao cho biết, Luật được xây dựng và ban hành nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của tòa án nhân dân.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật được ban hàn gồm 9 chương, 152 điều, giảm 2 chương nhưng tăng 54 điều so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung 101 điều; bổ sung mới 48 điều và giữ nguyên 3 điều, có nhiều điểm mới về: vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân; đổi mới tổ chức bộ máy tòa án; tổ chức xét xử. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Về Luật Lưu trữ (sửa đổi), ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết, Luật được xây dựng và thông qua lần này nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ.

Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, Luật Lưu trữ năm 2024 được xây dựng tập trung làm rõ 4 chính sách lớn gồm: thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử; quản lý tài liệu lưu trữ tư; quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. 

Các chính sách này được quy định thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ Luật Lưu trữ (sửa đổi) lần này.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37091 sec| 671.094 kb