Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất 2 loại đăng kiểm viên

Đề xuất 2 loại đăng kiểm viên
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ.

Đề xuất 2 loại đăng kiểm viên
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ, gồm: 1- Đăng kiểm viên chứng nhận; 2- Đăng kiểm viên kiểm định
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP: Đăng kiểm viên là người được tập huấn, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn kiểm tra phương tiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra do mình thực hiện. Đăng kiểm viên gồm hai hạng: Đăng kiểm viên xe cơ giới và đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

Tại dự thảo Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới, Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định: Đăng kiểm viên kiểm định là người được tập huấn, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra do mình thực hiện. Đăng kiểm viên kiểm định gồm hai hạng: đăng kiểm viên kiểm định và đăng kiểm viên kiểm định bậc cao

2 loại đăng kiểm viên

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ, gồm: 1- Đăng kiểm viên chứng nhận; 2- Đăng kiểm viên kiểm định.

Theo dự thảo, đăng kiểm viên chứng nhận có 2 hạng: Đăng kiểm viên chứng nhận và đăng kiểm viên chứng nhận bậc cao.

Đăng kiểm viên kiểm định có 2 hạng: Đăng kiểm viên kiểm định và đăng kiểm viên kiểm định bậc cao.

Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên chứng nhận

Theo dự thảo, đăng kiểm viên chứng nhận cần đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn tối thiểu: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới.

Bên cạnh đó, cần hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên chứng nhận theo quy định.

Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên chứng nhận bậc cao

Đăng kiểm viên chứng nhận bậc cao phải có chứng chỉ đăng kiểm viên chứng nhận tối thiểu 36 tháng và còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, đã tham gia, xây dựng một trong các nội dung công việc: tài liệu tập huấn, giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá đăng kiểm viên; văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đề tài nghiên cứu khoa học, quy trình, hướng dẫn, nghiệp vụ liên quan đến công tác chứng nhận xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới.

Đồng thời, hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên chứng nhận bậc cao theo quy định.

Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định

Theo dự thảo, đăng kiểm viên kiểm định phải có trình độ chuyên môn tối thiểu: tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật cơ khí liên quan đến công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Đồng thời, phải hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên kiểm định theo quy định.

Bên cạnh đó, đăng kiểm viên kiểm định có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ kiểm định. Trường hợp học viên đã có thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận, có tổng thời gian làm việc cộng dồn từ 12 tháng đến 24 tháng thì thời gian thực tập là 06 tháng, trên 24 tháng thì thời gian thực tập là 03 tháng (Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô căn cứ hợp đồng làm việc với học viên và hồ sơ bảo hiểm để xác nhận và chịu trách nhiệm về thời gian làm việc của học viên tại cơ sở).

Đăng kiểm viên kiểm định có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.

Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên kiểm định bậc cao

Theo dự thảo, đăng kiểm viên kiểm định bậc cao phải có chứng chỉ đăng kiểm viên kiểm định tối thiểu 36 tháng và còn hiệu lực.

Đồng thời, hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên kiểm định bậc cao theo quy định.

Những việc đăng kiểm viên không được làm

1. Làm sai lệch kết quả chứng nhận, kiểm định.

2. Không tuân thủ nội quy, quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác chứng nhận, kiểm định.

3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của đăng kiểm viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động chứng nhận, kiểm định nhằm vụ lợi.

4. Thực hiện chứng nhận, kiểm định trái quy định pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân.

6. Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp.

7. Làm giả các hồ sơ để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên.

8. Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Theo Báo Chính phủ

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.31049 sec| 646.336 kb