Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

Đề xuất quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.

Đề xuất quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài
Bộ Tài chính đề xuất quy định về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.

Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Nghị định nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về cung cấp viện trợ cho nước ngoài từ ngân sách nhà nước với quy trình, thủ tục minh bạch, đơn giản, rõ ràng, chặt chẽ; xác định cơ quan đầu mối quốc gia cụ thể về quản lý viện trợ cho nước ngoài; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan; đảm bảo hiệu quả, của chỉ ngân sách cho viện trợ, góp phần đưa viện trợ nước ngoài của Việt Nam thành công cụ sắc bén, hiệu quả trong thực hiện đường lối đối ngoại, ổn định chính trị, giữ vững , quốc phòng của đất nước, nâng cao vị thế khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Phạm vi và nguồn viện trợ

Dự thảo đề xuất quy định, hướng dẫn cụ thể việc chi viện trợ từ ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương cấp tỉnh, cụ thể như sau:

Chi viện trợ trong dự toán NSTW và ngân sách địa phương cấp tỉnh hằng năm: Đối với các chương trình, dự án, phi dự án đã được phê duyệt và đủ điều kiện để bố trí ngân sách khi lập dự toán ngân sách hằng năm.

Sử dụng dự phòng NSTW hằng năm cho chi viện trợ: Đối với dự án, phi dự án đột xuất và những trường hợp cần thiết khác.

Không bao gồm: Các khoản niên liễm, các khoản đóng góp có tính tự nguyện, nghĩa vụ hoặc có tính niên liễm của Việt Nam cho tổ chức, khuôn khổ, hợp tác quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên; các khoản viện trợ cho nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Ưu tiên viện trợ

Đối tác, lĩnh vực ưu tiên cung cấp viện trợ: Theo địa lý, ưu tiên quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ truyền thống đặc biệt, chung biên giới, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.

Theo lĩnh vực: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam và liên quan đến xuyên biên giới, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và đã thành công, xây dựng luật pháp, quy định, chính sách.

Ưu tiên về hình thức viện trợ và phương thức thực hiện viện trợ: Viện trợ do phía Việt Nam trực tiếp thực hiện và chuyển giao kết quả cho bên tiếp nhận viện trợ.

Ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ, kỹ thuật, nhân lực và nhà thầu của Việt Nam. Việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ, kỹ thuật, nhân lực và nhà thầu của nước ngoài chỉ áp dụng trong trường hợp Việt Nam không thể đáp ứng hoặc để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất về chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - và con người. Thể hiện ưu tiên này trong điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế và lưu ý thực hiện trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đơn vị thực hiện chương trình, dự án, phi dự án.

Hình thức, phương thức viện trợ và phương thức thực hiện viện trợ

Hình thức viện trợ gồm: Đầu tư xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp hàng hóa, viện trợ bằng tiền. Phương thức gồm chương trình, dự án, phi dự án.

Phương thức thực hiện viện trợ: Việt Nam trực tiếp thực hiện; Việt Nam chuyển tiền cho bên tiếp nhận viện trợ tự thực hiện; cả hai phương thức.

Về nguyên tắc cung cấp và quản lý viện trợ, theo dự thảo, viện trợ là bộ phận và công cụ thực hiện chính sách đối ngoại, được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch, hiệu quả, chất lượng, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định; phù hợp với mục tiêu, ưu tiên, lợi ích và khả năng cân đối nguồn lực, ngân sách; ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật, nhân lực và nhà thầu của Việt Nam... Việc cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương viện trợ chương trình, viện trợ 500 tỷ đồng trở lên

Về thẩm quyền phê duyệt viện trợ, dự thảo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Danh mục Báo cáo đề xuất cấp viện trợ sử dụng ngân sách trung ương; Quyết định chủ trương viện trợ chương trình, viện trợ 500 tỷ đồng trở lên.

Cơ quan chủ quản: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục Báo cáo đề xuất cấp viện trợ sử dụng ngân sách địa phương. Cơ quan chủ quản thẩm định, phê duyệt Quyết định viện trợ (trường hợp dự án, phi dự án thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ quản).

Theo Báo Chính phủ

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27989 sec| 647.516 kb