Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Dự thảo quy định quản lý, bảo quản vật chứng trong Quân đội

Dự thảo quy định quản lý, bảo quản vật chứng trong Quân đội
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư quy định quản lý, bảo quản vật chứng, chế độ báo cáo, công tác kiểm tra và biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội.

Dự thảo quy định quản lý, bảo quản vật chứng trong Quân đội
Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng - Ảnh minh họa

Dự thảo Thông tư này quy định về quản lý, bảo quản và kiểm định vật chứng là quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, vật chứng cần có điều kiện bảo quản đặc biệt trong Quân đội; quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản, chế độ , công tác kiểm tra, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ và công tác in ấn, cấp phát, lập, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án dân sự trong Quân đội.

Dự thảo Thông tư dự kiến áp dụng đối với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án các quân khu và tương đương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, bảo quản, kiểm định vật chứng là vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, vật chứng cần có điều kiện bảo quản đặc biệt trong Quân đội; quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản, chế độ báo cáo, công tác kiểm tra, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ và công tác in ấn, cấp phát, lập, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án dân sự trong Quân đội.

Cơ quan, đơn vị quản lý, bảo quản vật chứng

Theo dự thảo, các cơ quan, đơn vị sau có trách nhiệm quản lý, bảo quản vật chứng:

1. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, bảo quản vật chứng là vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy.

2. Các quân khu, quân đoàn, quân chủng và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ đội Biên phòng, Binh chủng Hóa học quản lý, bảo quản vật chứng là chất độc thuộc phạm vi quản lý của Ngành Hóa học.

3. Viện Y học dự phòng Quân đội, Viện Y học dự phòng Quân đội phía Nam quản lý, bảo quản vật chứng là vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, vắcxin thuộc phạm vi quản lý của Ngành Quân y.

4. Viện Pháp y Quân đội, các bệnh viện Quân đội trên địa bàn quân khu và Thủ đô Hà Nội quản lý, bảo quản vật chứng là mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người và các vật chứng cần điều kiện bảo quản đặc biệt khác liên quan đến lĩnh vực y tế thuộc phạm vi quản lý của Ngành Quân y.

5. Các cơ quan, đơn vị quản lý, bảo quản vật chứng khác thực hiện việc quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng , Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 và pháp luật về thi hành án dân sự.

Đơn vị quản lý vật chứng phải bố trí thủ kho có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp

Các cơ quan, đơn vị quản lý, bảo quản vật chứng kể trên có trách nhiệm lập lệnh nhập kho, xuất kho; tổ chức thực hiện giao, nhận, lưu giữ, bảo quản vật chứng; lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan gửi vật chứng để kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết trong trường hợp vật chứng bị thay đổi hiện trạng niêm phong, bị mất, có dấu hiệu hư hỏng, đe dọa sự an toàn của kho vật chứng hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến con người, tài sản và môi trường.

Đảm bảo , an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường kho vật chứng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan di chuyển, bảo vệ vật chứng đến nơi an toàn, bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết; tổ chức tiêu hủy vật chứng thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

Phối hợp với cơ quan, đơn vị gửi vật chứng tiến hành kiểm định vật chứng trong trường hợp có nghi ngờ về sự an toàn và đề xuất quy trình, biện pháp xử lý; định kỳ 6 tháng, năm tiến hành kiểm kê vật chứng gửi tại kho.

Các cơ quan, đơn vị quản lý, bảo quản vật chứng phải xây dựng nội quy kho, biển cấm, biển báo, bảng chỉ dẫn, quy trình tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản theo quy định của từng chuyên ngành; báo cáo, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng, cải tạo kho, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn kho vật chứng của cơ quan mình.

Đồng thời, bố trí thủ kho, cán bộ, nhân viên quản lý, bảo quản vật chứng có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp chuyên ngành và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn

Dự thảo quy định vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng; đối với vật chứng do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gửi khi vụ án chưa xét xử xong phải sắp xếp, bảo quản riêng, không để lẫn với vật chứng của các vụ việc đã có bản án, quyết định của Tòa án. Kiểm định vật chứng được thực hiện tại các đơn vị có thẩm quyền, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục của từng chuyên ngành và quy định của pháp luật.

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.

Theo Báo Chính phủ

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.28459 sec| 646.875 kb