Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021” đã chủ trì Phiên họp thứ tư của Đoàn giám sát, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn/TTXVN

Theo dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, trong giai đoạn 2016 - 2021, với định hướng chiến lược đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia, ủng hộ của người dân, ngành năng lượng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ; qua đó đã cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - . Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được quan tâm; đã bước đầu thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường; huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước…

Tuy nhiên, phát triển năng lượng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mục tiêu bảo đảm năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức, đặc biệt đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện một số thời điểm của năm 2023. Công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn hạn chế. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, gây bức xúc xã hội…

Qua thảo luận, một số thành viên Đoàn giám sát đề nghị, cần bổ sung làm rõ hơn những nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay trong ngắn hạn; cụ thể hóa các hạn chế, bất cập, chỉ rõ văn bản pháp luật nào chưa phù hợp, kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản nào… từ đó, chỉ ra được cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm sửa đổi các văn bản đó. Nhiều ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm đánh giá về chính sách thu hút nguồn lực đầu tư của xã hội trong lĩnh vực năng lượng; đưa ra các giải pháp để chủ động được nguồn năng lượng trong tương lai...

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, lựa chọn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 đã đáp ứng được mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tổ giúp việc tiếp thu tối đa các ý kiến thành viên Đoàn giám sát để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo đầy đủ, dự thảo Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Theo TTXVN

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/giam-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-phat-trien-nang-luong-20230908192447693.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38081 sec| 634.547 kb