Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hành trang nào cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp xảy ra?

Hành trang nào cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp xảy ra?
Có nhiều lý do trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất khiến cho các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sẽ bị động, lúng túng và khó có thể đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đặc biệt là các đơn vị không có bộ phận pháp chế nội bộ.

Trước những rủi ro pháp lý trong vấn đề phát sinh tranh chấp giữa các doanh nghiệp, có thể nói, sự hỗ trợ tham gia của văn phòng là vô cùng cần thiết. Luật sư là những người có , kiến thức chuyên môn và các kỹ năng chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp, cùng đồng hành hỗ trợ, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý tranh chấp nếu hiểu đúng pháp luật

Trong thị trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ lớn. Phần lớn các doanh nghiệp này không có bộ phận pháp chế nội bộ phụ trách việc kiểm soát và tuân thủ pháp luật. Khi tranh chấp xảy ra, các bên thường tiến hành thương lượng ở giai đoạn giải quyết đầu tiên. Vì không có bộ phận pháp chế chuyên biệt và cũng không muốn tiết lộ cho bên thứ ba các thông tin nội bộ của mình, các bên thường phải tự mình thương lượng. Tuy nhiên, đại đa số doanh nghiệp muốn đạt được lợi ích tối đa mà không quan tâm đến lợi ích của bên còn lại nên dẫn đến tranh chấp kéo dài và các bên không thể thống nhất được giải pháp chung vẹn toàn cho đôi bên.

Hành trang nào cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp xảy ra?
Các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp nếu hiểu biết đúng về pháp luật sẽ sớm tìm được tiếng nói chung. Ảnh minh họa

Trước những thực trạng trên, một trong các bên buộc phải tiến hành giải quyết tranh chấp tại tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài thương mại. Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án hay trọng tài đều được tiến hành trong thời gian dài, quy trình giải quyết phức tạp và việc chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ, luận cứ... tốn nhiều công sức và thời gian. Do vậy, nếu không có kinh nghiệm, không am hiểu sâu sắc về pháp luật, các bên sẽ khó có thể tra cứu, tìm hiểu và chuẩn bị một cách đầy đủ nhất. Việc giải quyết tranh chấp không thể mang lại hiệu quả nếu doanh nghiệp không cung cấp được các chứng cứ, tài liệu có lợi cho mình.

Để khắc phục những vướng mắc trên, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty luật TNHH quốc tế TNTP và các cộng sự cho biết: “Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ không có bộ phận pháp chế nội bộ thì doanh nghiệp nên nhờ văn phòng luật sư hỗ trợ ngay khi tranh chấp đôi bên xảy ra. Với kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp, văn phòng luật sư có thể tư vấn, hỗ trợ các bên giải quyết đúng vào trọng tâm và đầy đủ cơ sở pháp lý, giúp các bên hiểu được quan điểm của nhau và làm rõ những điều chưa rõ ràng hoặc hiểu nhầm. Sau đó, luật sư sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định nhằm giúp các bên đạt được thỏa thuận, tìm ra giải pháp thực tiễn đảm bảo lợi ích của các bên. Văn phòng luật sư có trách nhiệm không tiết lộ thông tin về các bên cũng như vụ việc nhằm đảm bảo tính bảo mật trong kinh doanh.”

Cũng theo Luật sư Hà lý giải, bản chất của quan hệ hợp tác là sự thỏa thuận khiến các bên cùng có lợi. Xuất phát từ bản chất đó mà trong các phương thức giải quyết tranh chấp, phương thức thương lượng, hòa giải luôn được ưu tiên sử dụng. Phương thức này giúp các bên giảm thiểu về chi phí và thời gian liên quan đến tố tụng bởi khi khởi kiện tại tòa án có thể gây khó khăn về tài chính cho hai bên cũng như ảnh hưởng phần nào đến danh tiếng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình, trong vụ việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng hợp tác hồi tháng 3/2021 giữa khách hàng của Công ty luật TNTP và đối tác (xin được giấu tên doanh nghiệp, tạm gọi là bên A). Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên A là một doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng đã bị buộc đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ để phòng chống dịch. Do đó, khách hàng đã không thể kinh doanh và thanh toán được tiền mặt bằng trong thời gian đóng cửa. Tại thời điểm đó, cả bên cho thuê mặt bằng và bên A không thể thống nhất được số tiền phải thanh toán trong thời gian giãn cách dẫn đến việc tranh chấp bùng nổ do việc hợp tác của các bên không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng. 

Xuất phát từ việc chưa nắm rõ các cơ sở pháp lý trong từng phụ lục của hợp đồng dẫn đến việc các bên không thể ngồi lại với nhau để đạt được thỏa thuận. Khi đó, bên A đã nhờ đến sự hỗ trợ pháp lý của luật sư, cùng với sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết tranh chấp. Luật sư của TNTP đã đại diện cho khách hàng đứng ra đàm phán, tư vấn, đưa ra những phương án cân bằng lợi ích các bên nhằm đảm bảo tính thượng tôn pháp luật. Từ đó, khách hàng và đối tác không những đạt được thỏa thuận về việc thực hiện hợp đồng hợp tác, mà còn duy trì được quan hệ lâu dài.

Có thể thấy, việc giải quyết tranh chấp đúng pháp luật sẽ không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì mối quan hệ hợp tác với nhau. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp nên cố gắng đạt được thỏa thuận ngay từ giai đoạn thương lượng, hòa giải. Để quá trình thương lượng diễn ra hiệu quả và đạt được lợi ích tối đa, việc tham gia của văn phòng luật sư là vô cùng cần thiết.

Vai trò quan trọng của văn phòng luật sư đối với doanh nghiệp

Xung quanh những vụ tranh chấp được giải quyết ổn thỏa và tìm được tiếng nói chung, Luật sư Hà cũng cho biết thêm: “Có nhiều trường hợp dù đã cố gắng thương lượng, hòa giải nhưng các bên vẫn không thể tìm ra giải pháp chung. Do đó, các bên có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài thương mại. Đối với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn ngay từ những bước đầu tiên như: Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp; soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện, chọn lọc các tài liệu, chứng cứ cần thiết để giải quyết tranh chấp,…. Điều này dẫn đến việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài, không đạt được hiệu quả và ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài cũng phức tạp không kém khi các bên phải trải qua quy trình tố tụng trọng tài, cũng như chủ động thu thập các tài liệu, chứng cứ”.

Hành trang nào cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp xảy ra?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà nêu quan điểm về những vụ việc tranh chấp đã xảy ra khi có luật sư vào cuộc.

Trong giai đoạn này, với kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật, văn phòng luật sư có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể đưa ra đánh giá khách quan về vụ việc, tư vấn phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, văn phòng luật sư còn có thể đại diện cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan trong quá trình tố tụng như tham gia các buổi hòa giải, đối thoại với các cơ quan nhà nước, hội đồng trọng tài để thẩm tra, xác minh, soạn thảo hồ sơ để giải quyết tranh chấp, tham gia đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp tại các buổi xét xử. 

Luật sư của TNTP đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp, bao gồm cả doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như quy mô vừa và nhỏ. Điển hình như việc TNTP từng đại diện cho một khách hàng khá lớn làm trong lĩnh vực xây dựng xảy ra tranh chấp với một đơn vị là chủ đầu tư liên quan đến tranh chấp công nợ khó đòi. Khi khách hàng nhờ đến sự hỗ trợ của TNTP, tranh chấp đã kéo dài 2 năm, các bên không thể thương lượng được với nhau. TNTP đã hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp xây dựng trong việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra tòa, đại diện khách hàng tham gia các buổi làm việc với tòa án và các bên có liên quan. Nhờ có sự hỗ trợ pháp lý từ TNTP, tranh chấp đã được giải quyết trong vòng 6 tháng và quyền lợi của khách hàng được bảo đảm.

Đối với các vụ việc đang trong giai đoạn giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài, luật sư của TNTP vẫn luôn hướng đến mục đích để các bên đạt được thỏa thuận trước và trong quá trình tố tụng. Bởi lẽ, bản chất của việc giải quyết tranh chấp là thương lượng, tòa án và trọng tài sẽ là người đứng giữa, khách quan căn cứ theo hợp đồng để phân xử quyền và lợi ích của các bên đối với tranh chấp đó. Tuy nhiên, để tòa án và trọng tài xét xử xong tranh chấp giữa các bên thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp ngay cả trong giai đoạn giải quyết tranh chấp vẫn là thương lượng.

Có thể thấy, sự hỗ trợ của văn phòng luật sư khi có tranh chấp xảy ra là vô cùng cần thiết. Với những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, luật sư sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.29945 sec| 671.992 kb