Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật

Kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, qua giám sát phải chỉ ra được mâu thuẫn chồng chéo, những cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hay nguy cơ xảy ra tham nhũng tiêu cực không, từ đó có những phương án tháo gỡ vướng khó khăn, tạo đột phá…

Kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Sáng 18/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”. 

Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, thực hiện Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH15 ngày 2/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chuẩn bị của Thường trực Ủy ban Pháp luật và Thường trực Đoàn giám sát, ngày 10/8/2023, Đoàn giám sát đã họp phiên thứ nhất để thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết, đề cương báo cáo của Đoàn giám sát và các đề cương báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát.

Theo đó, hoạt động giám sát tập trung vào đánh giá kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc: Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW đã đề ra đến năm 2025 và 2030…

Sau khi nghe dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”, các đại biểu dự phiên họp thảo luận về nội dung này.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa chuyên môn và chính trị sâu sắc, có sự chuẩn bị theo đúng yêu cầu đề ra, đảm tiến độ, tài liệu vừa có tính trọng tâm, trọng điểm được đa số ý kiến ủng hộ và đánh giá cao.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức chuyên đề giám sát với quy mô, phạm vi rộng, việc triển khai, đánh giá sẽ liên quan đến nhiều luật, lĩnh vực, hầu hết các cơ quan đều có đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, qua giám sát đòi hỏi phải có kiến nghị, tạo đột phá mới; đi sâu vào trọng tâm trọng điểm đối với những vấn đề lớn, gây bức xúc trong thực tiễn được dư luận quan tâm. Trong đó, lưu ý việc sắp xếp gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị cũng như vấn đề tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ ở lĩnh vực tài chính mà ở nhiều nội dung.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, qua giám sát phải chỉ ra được mâu thuẫn chồng chéo, những cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, hay nguy cơ xảy ra tham nhũng tiêu cực không, từ đó có những phương án tháo gỡ vướng khó khăn, tạo đột phá…

Theo Báo Tin tức

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/ke-hoach-giam-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-20230818100224535.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.28258 sec| 646.906 kb