Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên
Cùng với những quyền lợi, Luật Nhà giáo cũng đề cập đến những nghĩa vụ người giáo viên phải thực hiện nhằm chuẩn hoá năng lực.

Sáng 10/7, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Tại phiên họp, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức đã về tiến độ triển khai biên soạn dự án Luật Nhà giáo, cấu trúc dự thảo Luật Nhà giáo, các nội dung chính sách dự kiến trong dự thảo Luật, tổng hợp góp ý đối với dự thảo Luật Nhà giáo đến thời điểm hiện tại và các nội dung xin ý kiến.

Tham luận về một số vấn đề đặt ra với quản lý nhà nước về nhà giáo, TS.Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng thực tế chưa có đầu mối thống nhất chịu trách nhiệm chuyên môn quản lý nhà nước với nhà giáo, có sự chồng chéo chức năng giữa ngành giáo dục và ngành Nội vụ, dẫn đến tình trạng có học sinh mà không có giáo viên.

Kiến nghị đối với việc xây dựng, TS.Nguyễn Vinh Hiển đề nghị cần quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý nhà giáo từ trung ương đến địa phương, bảo đảm các cơ quan của ngành giáo dục được chịu trách nhiệm chính, chủ động tham mưu với các cấp toàn bộ các khâu về quản lý nhà giáo đồng bộ từ quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng…

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên
GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dự thảo Luật Nhà giáo đã đề cập đến những điểm nghẽn giáo dục hiện nay.

Đồng tình với dự kiến quy định giấy phép hành nghề nhà giáo, ông Hiển nhận định, có giấy phép hành nghề sẽ dễ dàng đưa các quy định về chuẩn nhà giáo vào cuộc sống, khắc phục việc lạm dụng danh nghĩa nhà giáo, tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về nhà giáo.

Từ góc độ giáo dục nghề nghiệp, GS.TSKH Dương Quý Sỹ - Uỷ viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đánh giá, dự thảo Luật Nhà giáo đã được xây dựng toàn diện, công phu, bao phủ hết và không có sự xung đột, chồng chéo với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Cho rằng Luật Nhà giáo sẽ tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, thể chế hoá cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề, GS.TSKH Dương Quý Sỹ 7 nội dung cụ thể mà dự thảo Luật sẽ tác động tới phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Đó là, đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; cơ chế tài chính bảo đảm phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; phát triển đội ngũ theo hướng đổi mới, sáng tạo; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nhà giáo và tôn vinh; tạo động lực phát triển nghề nghiệp liên tục và năng lực lãnh đạo giáo dục nghề nghiệp; bảo vệ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trước các vấn đề ; tạo điều kiện phát triển môi trường làm việc và học tập tích cực.

Đánh giá cao Ban soạn thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, những điểm nghẽn hiện nay như vị thế nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương… đều đã được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo.

Nêu kỳ vọng giải quyết những vấn đề này trong luật, cũng như khó khăn, rào cản, bà Doan đồng thời có góp ý liên quan đến hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập - đó là hoạt động tự học, học thường xuyên, học suốt đời của nhà giáo.

Về giấy phép hành nghề dạy học, GS.TS Nguyễn Thị Doan khẳng định là cần thiết, nhưng cần nghiên cứu đánh giá tác động qua lại nhiều chiều, mở rộng xin ý kiến nhiều đối tượng, nhất là đội ngũ nhà giáo với nội dung này, rà soát các điều khoản trong dự thảo Luật để tương thích…

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cảm ơn các chuyên gia, nhà giáo đã quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, đóng góp trí tuệ, tâm huyết với việc xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Đồng thời, mong muốn các chuyên gia, nhà giáo sẽ tiếp tục có các trao đổi tại các khác nhay để lan tỏa tinh thần vô cùng cần thiết ban hành Luật.

Bộ trưởng đề nghị bộ phận biên soạn tiếp thu toàn diện, sâu sắc, triệt để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó, gia tăng tính chi tiết, gia tăng nội dung khả thi, gia tăng lấy ý kiến, cân nhắc yếu tố thời điểm… nếu thấy cần thiết.

Bộ trưởng cũng khẳng định, Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý với lực lượng này. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích luật đem lại cho nhà giáo, đồng thời yêu cầu đội ngũ phải nỗ lực, cố gắng thường xuyên, không ngừng. Đó là yêu cầu của sự đổi mới, yêu cầu của thời đại.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.34570 sec| 646.234 kb