Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị

Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị
Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền, Luật Đất đai (sửa đổi) là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của xã hội; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật.

Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công

Nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; góp phần nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân cũng như nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai 2024, đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình phối hợp số 03 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Luật gia Việt Nam về phối hợp công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, sáng 23/8, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo: "Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công".

TS.Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; TS.Trần Công Phàn - ĐBQH, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị
TS.Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; TS.Trần Công Phàn - ĐBQH, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; dự Hội thảo, còn có đại diện một số Ban, Bộ ngành ở Trung ương: Ban Nội chính Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế; Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội; Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên môi trường; Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính; Kiểm toán Nhà nước; Bộ Nội vụ; Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước… cùng các chuyên gia, nhà khoa học. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết, Ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Với nhiều nội dung chỉ đạo mới quan trọng về quản lý Nhà nước đối với đất đai, Nghị quyết 18 được kỳ vọng tạo ra những đột phá mạnh mẽ, tạo động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 

Nghị quyết 18 định hướng nâng cao vai trò của thị trường trong quản lý và sử dụng đất; nâng cao vai trò đại diện chủ sở hữu và năng lực quản lý của Nhà nước về đất đai;

Kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo hài hoà trong lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước, trong đó người dân là trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng thời, Nghị quyết số 18 khẳng định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" và chỉ rõ tính tài sản của quyền sử dụng đất. Nghị quyết cũng định hướng mở rộng quyền tiếp cận đất đai đối với người dân và doanh nghiệp...

Những định hướng trên sẽ giúp cho thị trường quyền sử dụng đất trở nên linh hoạt hơn; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai; tăng tính công khai, minh bạch và hạn chế tình trạng lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.

Bên cạnh đó, Nghị quyết yêu cầu có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý những trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất và sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, có khả năng sinh lời cao, ngăn chặn thất thoát vốn tài sản Nhà nước.

Nghị quyết đặt ra yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng đất, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng; thanh gia, giám sát, kiểm soát của Nhà nước; nâng cao vai trò của cơ quan tư pháp trong giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, các bên liên quan và nhân dân.

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ năm thông qua ngày 18/1/2024. Luật gồm 16 chương, 260 điều. Trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều.

"Đây là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội, quốc phòng, , bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật. Luật Đất đai đã thể chế hóa cơ bản các nội dung của Nghị quyết số 18 nêu trên", Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh.

Về tổ chức thi hành Luật Đất đai 2024 dự kiến có 16 văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành.

Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai

Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, để nâng cao hiệu quả thi hành và tạo sự đồng thuận trong xã hội về triển khai thực hiện Luật Đất đai trong thời gian tới đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phải đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân thống nhất cao trong nhận thức, hiểu đầy đủ và đúng về Luật Đất đai sửa đổi.

Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đây cũng là yêu cầu mà Nghị quyết số 18 nêu ra.

Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị
TS.Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội Luật gia Việt Nam lựa chọn chủ đề đang được xã hội quan tâm là "Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công" để tổ chức Hội thảo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, mục đích của Hội thảo nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; góp phần nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đất đai 2024.

Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình phối hợp số 03, ngày 5/10/2018 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Luật gia Việt Nam về phối hợp công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Hội thảo sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất công trong Luật đất đai 2024 và các văn bản pháp luật liên quan;

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công; làm rõ những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp tháo gỡ góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ cơ sở để tham khảo, thực thi chính sách, pháp luật.

Hoàng Bích - Hồng Nhung - Hữu Thắng/ Người Đưa tin

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.58856 sec| 659.188 kb