Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thí điểm chính sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thí điểm chính sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký Quyết định số 48/QĐ-BCĐNQ98 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thí điểm chính sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh
Dọc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có nhiều tiềm năng để thực hiện phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD). Ảnh: Tiến Lực/TTXVN

Quy chế quy định nguyên tắc, chế độ làm việc; trách nhiệm của thành viên, cơ quan Thường trực; chế độ thông tin, của Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo).

Nguyên tắc làm việc

Quyết định nêu rõ nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. 

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban Chỉ đạo là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được quyết định một số vấn đề cụ thể theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm triển khai công việc được phân công và chủ động chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao để thực hiện Nghị quyết.

Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp định kỳ theo kế hoạch và triệu tập cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng Ban Chỉ đạo có thể ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Chế độ làm việc, thông tin và báo cáo

Ban Chỉ đạo họp định kỳ 2 lần/năm và họp bất thường khi cần thiết theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo. Ngoài việc họp trực tiếp, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến bằng văn bản của thành viên Ban Chỉ đạo, tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban xem xét, quyết định. 

Nội dung cuộc họp định kỳ tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, hoạt động đề ra tại Nghị quyết; báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của Ban Chỉ đạo. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo có thể đề xuất mời các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển tham dự cuộc họp Ban Chỉ đạo.

Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tình hình triển khai nhiệm vụ, hoạt động được phân công tại Kế hoạch triển khai Nghị quyết hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo. Đồng thời chủ động báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo được gửi tới Trưởng Ban Chỉ đạo. Đồng thời gửi tới cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo để theo dõi, tổng hợp chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Trưởng Ban Chỉ đạo.  

Phân công trách nhiệm

Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 850/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện các hoạt động của Ban Chỉ đạo; trực tiếp chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo; phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì họp thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo khi cần thiết. 

Chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, Kế hoạch triển khai Nghị quyết, tình hình thực hiện Nghị quyết; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết; phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc thành viên Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo khi cần thiết. 

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo giúp Trưởng Ban điều hành, giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban; chỉ đạo tổng hợp xây dựng chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định. Đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp đột xuất để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Nghị quyết. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo được Trưởng Ban Chỉ đạo giao.

Thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành và nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan mình.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/quy-che-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-thi-diem-chinh-sach-dac-thu-doi-voi-tp-ho-chi-minh-20230721102420510.htm

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.30081 sec| 646.719 kb