Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống
Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị, luật sửa đổi để bảo đảm sự quản lý thống nhất về tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), được diễn ra vào sáng ngày 21/10 tại Hội Luật gia Việt Nam, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật đã nêu ra một số quan điểm liên quan đến thực tiễn từ cuộc sống cần giải quyết.

PGS.TS. Phạm Hữu Nghị rất đồng ý với các đại biểu rằng bên cạnh những vấn đề tích cực trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt trong việc các vấn đề của cuộc sống chưa được giải quyết triệt để.

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo ông Nghị: “Luật cần sửa từ những bức xúc của cuộc sống, phải đi sâu vào cuộc sống hàng ngày. Bởi nhiều vấn đề bức xúc, cấp thiết được phản ánh vẫn chưa được thể hiện trong dự thảo sửa đổi luật. Đó là những vấn đề đặt ra từ khai thác và sử dụng nước, có đáp ứng được mục tiêu về tài nguyên nước hay không?”

Nước là một thành phần quan trọng của cuộc sống, có tính luân chuyển, mang đến cả lợi ích và bất lợi như thuỷ lợi và thuỷ tai. Vì vậy, theo ông Phạm Hữu Nghị, cần bám sát vào tính chất của nước để thiết kế điều luật. 

Chia sẻ ý kiến cụ thể về việc thiết kế điều luật trong Luật Tài Nguyên nước (sửa đổi), TS. Phạm Hữu Nghị cho biết: “Tôi cho rằng phải xác định rõ hơn quan điểm và mục tiêu của việc sửa luật lần này. Luật sửa là để bảo đảm sự quản lý thống nhất về tài nguyên nước và để sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững bởi hiện nay nước đã quý hiếm, cạn kiệt rồi”.

Bên cạnh đó, PGS. TS. Phạm Hữu Nghị nhấn mạnh: “Chúng ta phải bảo đảm quyền sử dụng nước công bằng, bình đẳng, quyền được tiếp cận nước giữa mọi chủ thể. Đặc biệt là đối với người dân ở các vùng sâu vùng xa. Thực tế hiện nay, bà con miền núi phải di dời đi nơi khác để sinh sống, canh tác do chịu ảnh hưởng bởi thủy điện, thuỷ lợi tràn lan dẫn đến suy giảm nguồn nước”.

Do đó, ông Nghị đề xuất phải thiết kế trong quy định để đảm bảo quyền tiếp cận nguồn nước công bằng bình đẳng của mọi chủ thể. Vậy nên, cần phải thiết kế bộ luật làm sao cho hợp lý chính là bài toán cần phải được giải quyết.

Theo đó, chúng ta không thể can thiệp vào nước như yếu tổ của tự nhiên nhưng ta có thể can thiệp, điều chỉnh hoạt động của chúng ta liên quan đến nước qua quan hệ giữa con người với con người, con người với tổ chức,... Từ đó, chỉ ra những khía cạnh gì liên quan đến luật và cân nhắc thay đổi cách tiếp nhận nguồn nước. 

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Hữu Thắng).

PGS. TS. Phạm Hữu Nghị: “Theo tôi, lưu trữ nước qua mô hình ao hồ là rất quan trọng. Ví dụ như ở đồng bằng Sông Cửu Long, tận dụng diện tích để lưu trữ nước trong các ao hồ lớn đã giúp điều hoà nguồn nước khi ngập mặn dâng lên, phần nào cải thiện, giúp ích cho ". 

Ngoài ra, ông Nghị nhấn mạnh sự đặc biệt quan trọng của ngập lụt và thoát nước. Đây là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải nêu rõ, cụ thể về các biện pháp phòng chống ngập lụt, tiêu nước trong các điều khoản.

Song song với đó là vấn đề phòng chống lũ lụt trước bối cảnh Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Đi cùng đó là những quy định về phòng chống ô nhiễm nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ biển. 

Về mặt pháp luật,  PGS. TS. Phạm Hữu Nghị : “Chúng ta phải quan tâm dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định như thế nào về trách nhiệm của công dân, cộng đồng, đặc biệt cộng đồng những dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nước liên quan đến rừng, đến khai thác khoáng sản, đến mọi mặt của đời sống. Vì vậy phải rà soát kỹ tất cả các bộ luật liên quan, xem xét những điều chồng lấn".

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38457 sec| 646.141 kb