Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Chính phủ coi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục...

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng Tám năm 2022.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật là 1 trong 3 đột phá mà các Đại hội Đảng gần đây đã chỉ ra. Chính phủ coi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục với quan điểm đầu tư cho xây dựng thể chế, thực hiện thể chế là đầu tư cho sự phát triển.

Thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều công sức, thời gian đầu tư cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Hằng tháng, Chính phủ dành 1 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; chưa kể việc xây dựng các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… Trong đó có văn bản trình Bộ Chính trị, có văn bản trình Quốc hội và Chính phủ ban hành các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… tạo chuyển biến tích cực trong quá trình vận hành bộ máy, chỉ đạo, điều hành.

Các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian công sức, bám sát vào chương trình xây dựng luật pháp của Bộ Chính trị, Quốc hội. Chính phủ, chủ động xây dựng các đề án luật được phân công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng thể chế, pháp luật là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, do đó đề nghị các thành viên Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan phải thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo, lãnh đạo các dự án luật được phân công; tập trung công sức, trí tuệ thực hiện các công việc đã được đưa vào lịch trình. Bên cạnh xây dựng pháp luật, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực thi pháp luật.

Thủ tướng cho rằng thông thường, lúc xây dựng pháp luật thì không thấy vấn đề gì, nhưng khi thực thi luật lại thấy vướng mắc bởi vì khi xây dựng không thảo luận kỹ càng. Do đó, đề nghị các đại biểu tập trung dành công sức, trí tuệ, thời gian để thảo luận nghiêm túc, nhất là tháo gỡ những vướng mắc mà thực tiễn đang đặt ra.

Trong phiên họp tháng Tám này, Chính phủ thảo luận 4 đề án luật. Đây đều là những là những luật khó, nhạy cảm, nhưng rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phục vụ cho việc phục hồi nhanh và phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19 và những tác động, cú sốc từ bên ngoài.

Thời gian có hạn, yêu cầu thì cao, do đó Thủ tướng mong các đại biểu tập trung cho ý kiến về vấn đề còn ý kiến khác nhau, các nội dung mới, các nội dung còn vướng mắc trên thực tiễn.

Theo chương trình, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Tám này, Chính phủ nghe tờ trình tóm tắt dự thảo các luật; cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; nghe thẩm tra; đồng thời dành thời gian thảo luật, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội hàm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung và các dự thảo luật 4 luật gồm: Luật đất đai (sửa đổi); Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật giá (sửa đổi).

Báo sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp./.

Theo Vietnam+

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-va-hoan-thien-the-che-la-mot-trong-nhung-nhiem-vu-quan-trong/812725.vnp

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27065 sec| 642.516 kb